Muối cacbonat 1 Tính chất

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án 11 kỳ 1 (Trang 58 - 62)

1. Tính chất a. Tính tan

Tất cả các muối cacbonat đều không tan trừ cacbonat kim loại kiềm và amoni.

Muối hiđrocacbonat dễ tan hơn muối cacbonat.

b. Tác dụng với axit

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ HCO3- + H+ →H2O + CO2↑

Na2CO3 + 2HCl →NaCl + CO2 ↑+ H2O CO32- + 2H+ →CO2 ↑+ H2O

b. Tác dụng với dung dịch kiềm

Muối hiđrocacbonat tác dụng với dung dịch kiềm

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 +H2O HCO3- + OH- → CO32- + H2O

d. Phản ứng nhiệt phân

Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nhiệt. Muối cacbonat của các kim loại khác và muối hiđrocacbonat kém bền nhiệt.

MgCO3(r)  →to MgO(r)+ CO2(k)

2NaHCO3(r)  →to Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)

4. Củng cố

- Hoàn thành dãy chuyển hóa sau C CO2Na2CO3 →CaCO3 ↓↑

CO

5. Dặn dò

- Làm bài tập SGK và SBT.

Tiết PPCT:25 NS : ND :

§ 17 SILIC VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA SILICI. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:

1. Kiến thức

Biết được:

- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử. - Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).

- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

- SiO2: Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).

- H2SiO 3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).

2. Kĩ năng

- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.

- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.

II. Trọng tâm.

- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

- Tính chất hóa học của hợp chất SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF). hợp chất H2SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).

III. Phương pháp giảng dạy

- Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.

IV. Chuẩn bị1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn.

2. Học sinh

- Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.

V. Tiến trình lên lớp1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ

- Trình bày tính chất hoá học cơ bản của CO và CO2 phương pháp điều chế. Cho biết một số ứng dụng của chúng.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tính chất vật lí

Yêu cầu học sinh nghiên cứu và cho biết tính chất vật lí của Silic.

Hoạt động 2: Tính chất hoá học

Giáo viên yêu cầu học sinh viết cấu hình, độ âm điện ?

Các mức oxi hoá của silic ? Từ cấu tạo hãy dự đoán tính chất hoá học của silic

So sánh cacbon với silic ? Cho thí dụ ?

Hoạt động 3: trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng.

Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời

Hoạt động 4: Silic đioxit

Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu thạch anh. Nhận xét tính chất vật lí

Tính chất hoá học cơ bản của silic đioxit ? Ứng dụng phản ứng với dung dịch HF ?

Hoạt động 5: Axit silixic và muối silicat Giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn Sục khí CO2 qua dung dịch Na2SiO3.

Phản ứng này chứng tỏ độ mạnh của axit silixic như thế nào ?

Tính tan của muối silicat ? Ứng dụng của muối siliccat.

A. SILIC

I. Tính chất vật lí (SGK)

II. Tính chất hoá học

- Các mức oxi hoá của silic. -4 0 (+2) +4 Tính oxi Tính khử hoá Td với Td với chất khử chất oxi hoá 1. Tính khử

a. Tác dụng với phi kim Si + 2F2 →SiF4 silic tetraflorua Si + O2  →to SiO2 silic đioxit b. Tác dụng với hợp chất Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑ 2. Tính oxi hoá 2Mg + Si  →to Mg2Si magie silixua

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án 11 kỳ 1 (Trang 58 - 62)