LÀNH THAY, PHÒNG HỘ MẮT LÀNH THAY, PHÒNG HỘ TA

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 70 - 73)

LÀNH THAY, PHÒNG HỘ MŨI LÀNH THAY, PHÒNG HỘ LƯỠI (P.C. 360) 111. LÀNH THAY, PHÒNG HỘ THÂN LÀNH THAY, PHÒNG HỘ LỜI LÀNH THAY, PHÒNG HỘ Ý LÀNH THAY, PHÒNG TẤT CẢ TỲ KHƯU PHÒNG TẤT CẢ THOÁT ĐƯỢC MỌI KHỔ ĐAU. (P.C. 361)

Thế Tôn thuyết hai kệ ngôn trên để giải đáp câu hỏi của 5 vị Tỳ khưu.

Năm vị Tỳ khưu, mỗi người tự chế một giác quan và bạch hỏi Đức Phật rằng: - Bạch Đức Thế Tôn! Giác quan nào khó chế ngự hơn hết?

Thay vì giải đáp câu hỏi, Đức Phật thuật lại câu chuyện đã xảy ra trong tiền kiếp của các vị Tỳ khưu và chỉ rằng:

- Thưở trước, các ngươi đã đi đến chỗ diệt vong, vì không thu thúc 6 căn. Sau đó Đức Phật dạy kệ ngôn trên. Cuối bài Pháp, 5 vị Tỳ khưu đắc Sơ Quả.

Ghi chú:

- Bhikkhu: Tỳ khưu, là vị đệ tử của Đức Phật , đã thọ lễ xuất gia đầy đủ và thọ "Cụ Túc Giới".

Tỳ khưu, là người không bị ràng buộc trong thế gian pháp. Người tự nguyện khép mình trong pháp luật, tự nguyện sống đời độc thân.

Người sống đời phạm hạnh, khước từ mọi cuộc vui thú thế gian, không còn tham muốn, đã được giải thoát ra ngoài sắc, tài, danh, lợi. Các vị tự chế các hành động tối đa, tự điều các căn, chỉ hướng đến mục tiêu giải thoát.

Nếu tự xưng là Sa Môn hay Tỳ Khưu, nhưng không có hạnh kiểm, không thu thúc 6 căn, không hành trì học giới. Người ấy, Đức Phật ví, chẳng khác nào một tên cướp không cần vũ khí, mượn áo cà sa lường gạt tín đồ để nuôi thân. Nếu chưa từ bỏ 10 tánh xấu, thì không thể gọi là Sa Môn hay Tỳ khưu, dù người ấy là bậc cao niên tuổi lớn.

Mười điều xấu:

2- Có tư tưởng xấu xa tội lỗi. 3- Có tánh sân hận, cộc cằn thô lỗ.

4- Làm ra vẻ thu thúc 6 căn, giả nhân, giả nghĩa để lừa gạt tín đồ 5- Còn tánh thù hằn, oán giận uất ức.

6- Có tánh ganh tỵ, không muốn người khác hơn mình.

7- Có tánh keo kiết, bỏn xẻn, luôn tom góp vật này, vật nọ để làm của riêng.

8- Có tánh xảo quyệt, dối trá, dùng lời nguỵ biện, hay nói lời bợ đỡ để được người khác bố thí. 9- Có tâm tham muốn bất chánh.

10- Hay suy nghĩ theo tà kiến, bất chánh.

Hạnh Sa Môn, không phải mặc y kết lại thành nhiều mảnh. Đức Phật không chấp nhận những ai, chỉ khoác cà sa cho có lệ để làm mê hoặc tín đồ. Hay những người mang lớp đạo sĩ khổ hạnh rách rưới thân hình phủ đầy cát bụi. Hoặc có những kẻ bày ra nhiều cách ăn uống kham khổ khác thường, tự cho mình là Sa Môn.

- Nầy các Tỳ khưu! Nếu chiếc áo cà sa có oai lực diệt trừ được tất cả những tật xấu, thì Cha mẹ hay người thân của đứa bé chỉ cần khoát lên mình nó bộ áo cà sa khi nó mới chào đời và dặn dò:

- Nầy con thân! Con hãy mặc chiếc áo nhiệm mầu này. Vì nó có năng lực làm tiêu tan các tật xấu như: Tham, Sân, Si, Ganh tỵ, Bỏn sẻn, Xảo quyệt nơi con.

- Như vậy có thể được chăng?

- Nầy các Tỳ khưu! Như lai thấy có một số người vẫn mặc y, mang bát, nhưng tâm nhơ bẩn thấp hèn. Như Lai không chấp nhận họ là Sa Môn, vì họ chỉ mang đại y, nhưng không hành đại hạnh.

Bao giờ trong nhãn môn của Tỳ khưu có sắc trần lọt vào phạm vi của nó, mà tâm không bị ô nhiễm vì đối tượng của sắc, cũng không sân hận vì đối tượng nghịch ý, hay si mê vì cảnh giới rất tầm thường. Lúc bấy giờ, Tỳ khưu mới có sự thu thúc nhản môn, xứng với danh nghĩa bảo trì, phòng hộ. Tỳ khưu chế ngự mắt như thế thật tốt đẹp thay. Cũng vậy là sự chế ngự các môn còn lại, nhất là ý môn.

Người không chế ngự các căn môn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý, thì ngay khi ấy tốc hành tâm bất thiện sẽ khởi lên 5 chi pháp nầy: "Bất tín, Bất mãn, Lười biếng, Lãng quên và Vô trí".

Nếu có sự chế ngự các môn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý, thì tốc hành tâm thiện sẽ phát sanh lên với 5 chi nầy: "Tín, Nhẫn, Tấn, Niệm và Tuệ".

Tỳ khưu nào không chế ngự năm môn, Tỳ khưu ấy không thoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 70 - 73)