NHƯ NGỰA HIỀN TRÁNH ROI HÃY NHIỆT TÂM HĂNG HÁ

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 43 - 44)

HÃY NHIỆT TÂM HĂNG HÁI VỚI TÍN, GIỚI, TINH TẤN

THIỀN ĐỊNH CÙNG TRẠCH PHÁP MINH HẠNH ĐỦ CHÁNH NIỆM ĐOẠN KHỔ NẦY VÔ THƯỜNG. (P.C. 144)

Kệ ngôn nầy được Bậc Đạo Sư thuyết giảng khi Ngài đề cập đến Tỳ khưu Pilotika.

Đại Đức Ānanda cảm hóa một thanh niên hành khất xuất gia. Thanh niên treo tất cả đồ hành khất của mình trên cành cây rồi đi đến Chùa.

Sau đó nhiều lần chán nãn trong Giáo Pháp, vị ấy muốn hoàn tục, và đi đến cành cây để lấy lại đồ hành khất, nhưng rồi thấy hổ thẹn nên trở lui về Chùa.

Vài ngày sau, Tỳ khưu nầy cũng buồn chán nữa và cứ thế đi đi lại lại nơi cành cây ấy, rồi tự giác lui về. Tình trạng ấy cứ diễn ra như vậy mãi, tâm vị Tỳ khưu đang bị áp chế bởi hoàn cảnh, đã gây sự chú ý đến Chư Tăng, khi được mọi người hỏi:

- Đại Đức đi đâu? - Tôi đến viếng Thầy tôi.

Một ngày kia, nhìn vào các đồ hành khất rách vá làm đối tượng quán tưởng, tâm vị Tỳ khưu trở nên vắng lặng. Và cũng tại nơi đây vị Tỳ khưu trẻ đắc Đạo Quả A-La-Hán, khi ấy không còn đi đến cành cây nữa. Một hôm Chư Tăng hỏi:

- Sao lúc nầy Đại Đức không đến viếng Thầy? - Bây giờ tôi đã tuyệt giao rồi.

Chư Tăng không toại ý, trình lên Đức Phật sự việc, Đức Phật dạy:

- Thật vậy, con trai ta lúc cần tiếp xúc để nhắc nhở thì đến, bây giờ đã tự chế ngự được và đắc Đạo Quả A-La-Hán nên tuyệt giao. Đức Phật thuyết kệ ngôn trên để giảng về tâm bất mãn của vị Tỳ khưu trước kia và kệ ngôn sau nói đến đức chuyên cần cao quý sau nầy.

Ghi chú:

- Người biết thẹn tự chế: Khi tâm bị dòng ý nghĩ xấu xâm nhập, vị Tỳ khưu hay cư sĩ phải tự mình biết hỗ thẹn, phải nỗ lực diệt trừ dòng ý tưởng ấy ngay tức khắc. Con người như thế thật hiếm hoi.

*

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 43 - 44)