ĐIỀU ÁC TỰ MÌNH LÀM TỰ MÌNH SANH MÌNH TẠO

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 47 - 48)

TỰ MÌNH SANH MÌNH TẠO NGHIỀN NÁT KẺ NGU SI NHƯ KIM CƯƠNG NGỌC BÁU. (P.C. 161)

Đức Phật thuyết kệ ngôn nầy đề cập đến nam cư sĩ Mahā Kāla.

Cư sĩ Mahā Kāla là người có tâm đạo nhiệt thành đã thọ trì Bát Quan Trai Giới đủ 8 ngày trong một tháng. Vào ngày kia, ông ở lại Chùa nghe Pháp trọn đêm. Sáng ra ông đến ao rửa mặt, cùng lúc ấy, có hai tên trộm bị rượt chạy ngang qua, nó sợ hãi quăng gói đồ bên cạnh ông rồi bỏ trốn. Dân làng chạy đến tưởng lầm, bắt đánh ông đến chết.

Câu chuyện được đưa đến Đức Phật, Ngài giải thích rằng, mặc dù ông hoàn toàn vô tội, nhưng xét về tiền kiếp thì cái chết nầy là hợp lẽ. Rồi Đức Thế Tôn giảng thêm rằng:

- Trong quá khứ dưới triều đại của Vua Bārānasī, có bọn cướp, chúng thường ngụ ở ven rừng chặn đường giao thông của dân chúng. Khi ấy Đức Vua cho một vị quan và binh sĩ trấn giữ ở đấy để đưa người qua lại đoạn đường vắng.

Một hôm, có hai vợ chồng người thanh niên đi trên chiếc xe bò nhỏ. Đến nơi, người thanh niên xuống xe trao tiền nhờ quan quân hậu vệ đưa qua khu đường rừng, nhưng vị quan kiếm cớ từ chối, vì thấy vợ người thanh niên là một giai nhân tuyệt sắc. Vị quan sanh tâm tà vạy. Ông nói:

- Bây giờ đã trể rồi, để sáng mai chúng tôi sẽ đưa cho ông đi sớm - Thưa bây giờ cũng còn sớm.

- Không được đã trể rồi, mời ông bà ở lại tư dinh của tôi nghĩ một đêm. Vì không muốn quay trở lại, nên hai vợ chồng đành nhận lời ở lại một đêm. Đêm đến vị quan sai người lén bỏ một viên ngọc quý vào xe bò của khách.

Người thanh niên không hay biết độc mưu của vị quan, từ sáng sớm đã cho xe ra đi. Đến rạng đông, vị quan tri hô mất viên ngọc quý, rồi bố trí cho người tìm bắt kẻ trộm. Chính vị quan ấy, đón xe lục soát, sau khi tìm được viên ngọc, vị ấy nói:

- Quả thật, ta đã cho ngủ nghỉ trong dinh, cho ăn uống, mà các ngươi lại còn dám lấy trộm ngọc của ta. Rồi vị quan ra lệnh đánh người thanh niên đến chết, chỉ vì muốn chiếm đoạt người vợ. Do tiền nghiệp ấy, sau khi hết tuổi thọ, vị quan ấy bị thọ sanh vào địa ngục. Quả dữ còn dư đọng, nên 500 kiếp tái sanh, ông đều bị đánh đập oan đến chết.

Đức Phật khuyến cáo rằng: "Mỗi người phải nhận lãnh lấy trách nhiệm về hành động của mình". Sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn trên, nhiều Tỳ khưu đắc Sơ Quả.

Ghi chú:

Kim cương là một loại đá, nhưng lại có thể nghiền nát các loại đá khác. Cũng vậy, nghiệp ác tự mình làm, tự mình tạo ra nó, và chính nó trở lại nghiền nát kẻ vô trí trong bốn đường khổ.

*

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 47 - 48)