THẦN THÔNG LIỆNG GIỮA TRỜI CHIẾN THẮNG MA, MA QUÂN KẺ TRÍ THOÁT ĐỜI NẦY. (P.C. 175)
Tại Jetavana, Bậc Đạo Sư thuyết kệ ngôn trên liên quan đến 30 vị Tỳ khưu
Một thời, có 30 vị Tỳ khưu đến diện kiến Đức Phật. Khi ấy Đại Đức Ānanda cũng đi đến chỗ ngụ của Đức Thế Tôn để làm phận sự của mình. Khi trông thấy 30 vị Tỳ khưu ngồi chung quanh Đức Thế Tôn, Đại Đức Ānanda nghĩ:
- Khi nào Đức Thế Tôn thăm hỏi Chư vị xong, ta sẽ vào làm phận sự. Nghĩ vậy nên Đại Đức đứng ở bên ngoài cửa chờ đợi.
Sau khi Đức Thế Tôn ban huấn từ xong, ba mươi vị Tỳ khưu ấy, đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi dùng thần thông bay thẳng về chỗ ngụ thanh vắng của mình. Sau thời gian chờ đợi, Đại Đức Ānanda đi vào tư thất của Đức Phật, không thấy bóng dáng của chư vị Tỳ khưu nào cả. Đại Đức thắc mắc hỏi Thế Tôn:
- Bạch Đức Thế Tôn! Ba mươi vị Tỳ khưu ấy đi đâu?
tại chỗ ngồi và đã theo đường hư không đi về chỗ ngụ.
Ngay lúc ấy có con chim hạc bay ngang trên không. Nhân đó Đức Phật dùng hình ảnh nầy để thuyết lên kệ ngôn trên. Ngài nói:
- Nầy Ānanda! Người nào khéo tu tập "Tứ Thần Túc", người ấy có năng lực thần thông bay trên không, ví như chim hạc kia vậy.
Ghi chú:
- Thần Thông: Là năng lực của tinh tthần, do nhờ trao dồi đầy đủ, hành giả có thể có thể bay trên hư không, hay đi trên nước…
- Ma lực: Bao gồm nhiều loại ô nhiễm: . Tham dục.
. Bất mãn với đời sống đạo hạnh. . Hôn trầm, hoài nghi.
. Phỉ báng và cố chấp.
. Lợi lộc, khen tặng và ưa thích thanh danh bất chánh. . Đề cao quá mức giá trị của mình và khinh bỉ kẻ khác.
*