ĐÂY ĐIỀU LÀNH TA DẠY CÁC NGƯƠI TỤ HỌP ĐÂY

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 63 - 65)

CÁC NGƯƠI TỤ HỌP ĐÂY HÃY NHỔ TẬN GỐC ÁI NHƯ NHỔ GỐC CỎ BI CHỚ ĐỂ MA PHÁ HOẠI NHƯ GIÒNG NƯỚC CỎ LAU. (P.C. 337)

Bậc Đạo Sư đã thuyết giảng những kệ ngôn trên, khi đề cập đến các chúng sanh bị bao phủ bởi khát ái. Trong thời Đức Phật Chánh Đẳng Giác Kassapa, khi vị Phật nầy đã Níp Bàn, chỉ còn lại hàng Thinh Văn. Vào thời ấy, có ba anh em của một gia đình quý tộc, đã xuất gia với chư Thinh Văn ấy. Riêng bà Mẹ và cô em gái xuất gia với Tỳ khưu ni.

Sau khi hai anh em Sodhana và Kapila trở thành Tỳ khưu, tâm tràn đầy lòng tin và đã làm trọn vẹn, đúng mức các bổn phận lớn nhỏ nơi các vị thầy tế độ, thầy đỡ đầu. Một hôm hai anh em hỏi Thầy: - Bạch Thầy! Có bao nhiêu điểm chính trong Phật Giáo?

- Có hai điểm chính: "Pháp Học và Pháp Hành".

A-La-Hán.

Người em Kapila Suy nghĩ:

- Ta còn trẻ, khi lớn tuổi ta sẽ chu toàn đầy đủ pháp hành "Minh Sát".

Từ đó, người em lấy sự học làm trọng điểm và cần mẫn học thuộc lòng Tam Tạng Thánh Điển. Do sự hiểu biết về các bản văn và tài thuyết pháp làu thông, không bao lâu Tỳ khưu Kapila nỗi tiếng có đông tín đồ mộ đạo. Từ đó, lợi lộc phát sanh, Tỳ khưu Kapila lấy làm tự mãn và say sưa trong tài học rộng của mình. Bị ái dục và lợi lộc khích động, khiến cho Tỳ khưu khởi sanh tánh ngạo mạn trong sự hiểu biết: "Ta là bậc Đại trí thức, thắng phục tất cả đối tượng". Những việc nào các vị Tỳ khưu khác bảo là không nên làm, thì pháp Sư Kapila bảo là nên làm. Còn những việc các vị Tỳ khưu bảo nên làm, thì pháp Sư bảo là không nên làm. Nhũng việc có tội Pháp Sư nói không tội; những việc không tội, Pháp Sư nói có tội,…

Chư Tỳ khưu chánh hạnh khuyên can Pháp sư Kapila: - Nầy đạo hữu, chớ có nói vậy, nói như vậy là không tốt.

Mặc dù Chư Tỳ khưu đem giáo pháp và luật ra dẫn chứng, chỉ giải và cảnh giác, nhưng cũng vô hiệu. Nghe xong, Tỳ khưu Kapila còn chê rằng:

- Mấy người nầy mà biết cái gì, ông nào cũng nắm pháp rỗng không.

Chư Tăng đem câu chuyện thuật lại cho người anh của Kapila. Tỳ khưu Sodhana liền đến thăm em và khuyên:

- Nầy hiền đệ! Giáo Pháp được lưu tồn lâu dài hay không, là do những người như hiền đệ. Đệ không nên từ bỏ những điều cao thượng, mà hãy từ bỏ điều xấu xa.

Dù đã khuyên ngăn, nhưng người em cũng không lưu ý. Kể từ đó, những Tỳ khưu giới hạnh không còn làm gì với Tỳ khưu Kapila. Pháp Sư Kapila đã nhận một hạnh kiểm xấu. Từ đó trở về sau, Tỳ khưu

Kapila đi đâu, làm gì, cũng cùng giao lưu, đi chung, làm chung với các vị Tỳ khưu có tánh xấu tương tự.

Vào một ngày kia, nhân ngày tụng giới bổn (Pātimokkha), Pháp Sư phát ngôn rằng:

- Không có pháp hay luật chi cả, nếu có nghe tụng giới hay không cũng chẳng có nghĩa gì.

Pháp Sư Kapila, đã làm cho pháp học của Đức Phật Chánh Đẳng Giác Kassapa suy đồi đến thế, đã phỉ báng Giáo Pháp và đi ngược lại lời giáo huấn của Thế Tôn Kassapa.

Về sau, Pháp Sư từ trần, bị sanh trong địa ngục. Qua đến thời kỳ Đức Phật Chánh Đẳng Giác Gotama ra đời, giáo pháp được giảng. lúc bấy giờ, từ địa ngục, Pháp Sư sanh lên làm cá vàng to lớn ở sông

Một ngày nọ, có đoàn thủy ngư ra khơi đánh cá, khi ấy cá vàng bị mắc lưới. Họ thấy cá to và đẹp, đem đến dâng cho Vua. Đức Vua thấy cá có màu sắc vàng óng ánh lạ, nghĩ đem đến hỏi Đức Phật. Lúc ấy, cá há miệng ngớp, khắp cả Chùa Jetavana đều loang ra mùi thúi cực kỳ. Đức Vua hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Cớ sao cá có màu sắc đẹp như vàng ròng, nhưng miệng lại thúi cực độ?

Đức Phật kể lại câu chuyện tiền thân của cá, đã làm cho giáo pháp của Đức Thế Tôn bị suy yếu. Do nghiệp ấy, nó bị sanh vào địa ngục, nay sanh làm cá. Rồi Đức Phật khiến cho nó nói tiếng người. Cá nhận diện sự thật rằng nó từ địa ngục sanh đến đây … Nói xong, nó bị lương tâm cắn rứt, đập đầu chết tức khắc. Nó tiếp tục sanh vào địa ngục nữa.

Đại chúng chứng kiến, lông tóc dựng ngược, phát sanh kinh cảm. Đức Phật biết tâm của đại chúng bị xúc động mạnh, sau đó Ngài dạy kệ ngôn trên.

Ghi chú:

- Pamatta Cārimo: Người dễ duôi, phóng dật, buông bỏ chánh niệm. Người ấy không bao giờ phát triển được thiền Định và thiền Tuệ.

Ví như những giây leo chằng chịt bám vào cây rừng và bao phủ, làm cho cây phải chết dần mòn. Cũng vậy, người sống buông lung, ái dục sẽ nương theo 6 căn và tăng trưởng.

- Yoparilavabi hurā huram: Người bị ái dục buộc ràng, cứ chạy nhảy, chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác, giống như vượn khỉ trong rừng … Chúng không bao giờ chịu thỏa mãn ngồi yên.

- Người còn dính líu, còn liên hệ với các pháp thấp hèn, người ấy sẽ không thoát khỏi khổ.

*

Một phần của tài liệu Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w