Kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 73 - 77)

Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…

Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh

73

nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP)

Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.

Để hỗ trợ thực hiện tốt 5 vấn đề nêu trên, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, xác nhận số liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ Chính phủ so với GDP, trong mối quan hệ với bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nợ nước ngoài trong tổng số nợ; cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài); tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ… giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ công cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế do nợ

74

công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, mỗi loại nợ này có những đặc thù về quản lý khác nhau đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, đối tượng sử dụng nên để tổ chức kiểm toán thường xuyên nợ công có hiệu quả thì hàng năm phải kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề về nợ công, như chuyên đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vay nợ trong nước, các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, chi phí vay nợ... Mặt khác, tăng cường kiểm toán việc sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh tại các dự án đầu tư, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại từ đó cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đe dọa tính bền vững của nợ công và ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Nợ công bao gồm các khoản nợ của khu vực công, và khi nó tăng cao, làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia thì sẽ xảy ra khủng hoảng. Khủng hoảng nợ công xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy theo đặc điểm của từng quốc gia nhưng cuộc khủng hoảng này đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia đó: lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, tăng trưởng GDP giảm…

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp xuất phát từ việc vay nợ quá nhiều của chính phủ để tài trợ cho nền kinh tế phát triển không bền vững, trong khi cuộc khủng hoảng của Ireland lại xuất phát từ việc chính phủ Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này thành tài sản công và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó. Trì trệ kinh tế, thâm hụt ngân sách cao, gánh nặng nợ nần lớn và lãi suất tăng vọt là thủ phạm chính gây ra nỗi đau về nợ công của nước Italy. Các gói cứu trợ của các tổ chức thế giới cũng như các giải pháp thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu là nhưng biện pháp mà các quốc gia trên đã sử dụng để vượt qua cuộc khủng hoảng.

Từ thực tiễn cuộc khủng hoảng nợ công và các giải pháp để khắc phục nó ở các Hy Lạp, Ireland, Italia đã để lại cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm quy báu. Đã đến lúc Việt Nam cần phải xem xét đến vấn đề nợ công một cách nghiêm túc và toàn diện. Xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong

75

quản lý nợ công là những kiến nghị nhóm đưa ra nhằm kiểm soát tốt thực trang nợ công ngày càng tăng cao như hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

Luật quản lý nợ công, Số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009

Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công, Số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010. Nguyễn Văn Dân (2009), Chính sách tài khóa- công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

Trần Thị Thanh Hòa, Con đường dẫn tới khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Tạp chí ngân hàng số 13 Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013), Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam, NXB Tri thức

Tài liệu Tiếng Anh

Bertola L. & Ocampo J.A. (2012), Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade”, Paper for Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study, University of London.

Featherstone, K. (2011), The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A Failing State in a Skewed Regime, Journal of Common Market Studies, Vol. 49, No. 2, pp. 193-217.

FitzGerald E.V.K. (1978), The Fiscal Crisis of the Latin American State, Taxation and Economic Development (pp. 125-158), London: Frank Cass.

Fishlow A. (1988), The State of Latin American Economics, in Christopher Mitchell (ed.), Changing Perspectives in Latin American Studies: Insights from Six Disciplines (Ch.3, pp 87- 119), Stanford: Stanford University Press.

Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro (2010), Shadow Economies All over the World New Estimates for 162 Countries from 1999 to 2007, The World Bank

76

Development Research Group Poverty and Inequality Team & Europe and Central Asia Region Human Development Economics Unit.

Friedrich Schneider with Dominik Enste (2002), Hiding in the Shadows The Growth of the Underground Economy.

IMF (2007, Manual on Fiscal Transparency.

Michalis Nikiforos, Laura Carvalho, Christian Scholer (2013), Foreign and Public Deficits in Greece: In Search of Causality. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nikolaos Artavanis, Adair Morse, Margarrita Tsoutsoura (2012), Tax evasion across industries: Soft credit evidence from Greece.

Website

The World Bank (http://www.worldbank.org) Central Intelligence Agency (https://www.cia.gov)

Transparency International (http://www.transparency.org) Bank of Greece (http://www.bankofgreece.gr)

Organisation for Economic Co-operation and Development ( http://www.oecd.org/statistics) Eurostat (http://epp.eurostat.ec.europa.eu/portal/page/portal/eurostat/home/) Irelandafternama.worldpress.com http://www.itimes.vn/Root/printdocument.aspx?articleid=5108 http://gafin.vn/20130324124524803p0c63/ireland-dung-day-tu-day-sau-khung-hoang.htm http://www.baomoi.com/Ireland-no-luc-thoat-khoi-no-cong/119/5267457.epi http://www.tradingeconomics.com/ireland/indicators

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 73 - 77)