Đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 52 - 54)

II. Khủng hoảng nợ công tại Ireland

5.2.Đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công

4. Tác động

5.2.Đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công

52

Sau 3 năm thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ, Ireland đã đáp ứng lịch trình, cũng như các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của EU, WB và IMF.

Theo IMF, Chính phủ Ireland đã giảm bớt được gánh nặng an sinh xã hội khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 15% xuống còn 13,7% vào đầu năm 2012. Ngày 19/9, Văn phòng Thống kê Trung ương Ireland (CSO) công bố số liệu GDP của Cộng hòa Ireland trong quý II. Với 0,4% tăng trưởng cao hơn so với quý I, kinh tế Ireland đã chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế sau 3 quý tăng trưởng âm liên tiếp.

Ngày 20/9/2013, Moody's quyết định nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của kinh tế Ireland, từ mức "tiêu cực" lên "ổn định", tuy nhiên mức xếp hạng tín nhiệm "Ba1" vẫn không thay đổi, S&P xếp hạng tín nhiệm của Ireland ở mức BBB+ (triển vọng), Fitch thì xếp ở hạng BBB+ (ổn định), điều này cho thấy Ireland đã có tiến bộ về tăng trưởng, những tiến bộ của chính phủ Ireland trong việc quản lý nền tài chính công đã góp phần giúp cải thiện triển vọng của nền kinh tế nước này. Tháng 10/2013, Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael Noonan cho biết Ireland sẽ đưa được thâm hụt ngân sách xuống còn 4,8% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2014, so với 7,6% hồi năm 2012 và 30% năm 2010. Bên cạnh đó, đất nước cũng sẽ chứng kiến một sự tăng trường nhẹ. Tất cả những điều này cho thấy nợ công của Ireland đã được kiểm soát. Vào đầu tháng 10/2013, Thủ tướng Ireland Enda Kenny thông báo nước này sắp thoát khỏi chương trình giải cứu khắc nghiệt của quốc tế vào tháng 12 tới. Dự kiến Ireland sẽ là quốc gia đầu tiên trong số 4 quốc gia thuộc khối đồng Euro trút bỏ “gánh nặng” giải cứu mặc dù con đường vượt qua khủng hoảng kinh tế vẫn còn gian nan.

Tồn tại và mặt hạn chế của các giải pháp: Tồn tại:

IMF cảnh báo triển vọng ngắn hạn của nước này đang yếu đi, trong khi vẫn còn tồn tại nhiều thách thức liên quan lĩnh vực tài chính và việc làm. Hiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Ireland đã lên tới 26%.

Có tới 58% số người không có việc làm là những người thất nghiệp dài hạn và điều này sẽ tạo ra rủi ro đối với tiềm năng tăng trưởng của Ireland

53

Tuy mang lại số tiền cần thiết cho Ireland trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng điểm hạn chế của gói cứu trợ là sự mất lòng tin của thị trường khu vực và nội địa, mất đi sự đồng thuận trong các tầng lớp dân cư. Bản thân người dân ở quốc gia được cứu trợ cũng không mặn mà vì các điều khoản đi kèm thường quá khắc nghiệt, đặc biệt là những yêu cầu cắt giảm chi tiêu ngân sách gây ảnh hưởng tới mạng lưới an sinh xã hội, vì vậy đã xảy ra cuộc biểu tình trong dân chúng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

Kiến nghị:

Để hiệu quả, chính sách thắt lưng buộc bụng phải được điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: mạnh mẽ hơn khi tốc độ tăng trưởng cao và giảm bớt khi tốc độ tăng trưởng giảm. Hơn nữa, mọi cải cách phải hướng đến mục tiêu khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn.

Triển vọng kinh tế và sự ổn định tài chính cũng như cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng hiện nay của châu Âu đang là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Để giải quyết những bất ổn này, châu Âu cần có giải pháp toàn diện gồm cả tài chính công, sức cạnh tranh của nền kinh tế và cơ chế ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ không thể đạt được nếu từng quốc gia châu Âu vẫn tiếp tục đặt lợi ích cá nhân lớn hơn mục tiêu chung của khu vực. Nghĩa là, EU cần đoàn kết hơn nữa, hy sinh quyền lợi riêng, vì lợi ích chung toàn khối, mới mong sớm thoát khỏi “bão” nợ công.

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 52 - 54)