Tác động đến tình hình sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 63 - 65)

III. Khủng hoảng nợ công tại Italy

4.4.Tác động đến tình hình sản xuất công nghiệp

Hình 28: Ngành sản xuất công nghiệp ở Italia

Italy có nền công nghiệp và sản xuất lớn thứ hai châu Âu, chỉ sau Đức, và là một trong những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu tại châu Âu. Hàng hóa được sản xuất tại Italy vẫn là thương hiệu được đánh giá cao trên toàn cầu. Nước này cũng có nhiều tài sản thuộc sở hữu nhà nước như các công ty điện và dịch vụ bưu điện quốc gia, có thể đem lại hàng tỷ EUR nếu chính phủ tư nhân hóa các đơn vị này. Tuy nhiên, từ biểu đồ trên có thể thấy, từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp tại Italy đã giảm liên tục.

5. Các giải pháp đã vận dụng

Để giảm bớt bội chi ngân sách quốc gia, ngăn ngừa nguy cơ bị vỡ nợ, Quốc hội Italy đã thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu công trị giá 26 tỷ euro (32,3 tỷ USD) trong ba năm do Chính phủ của Thủ tướng Monti đưa ra ngày 5/7/2012. Chính sách “thắt lưng buộc bụng” chủ yếu nhắm vào việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu với hy vọng cán cân chi tiêu nhà nước sẽ cân bằng vào cuối năm 2013, bao gồm:

63

Cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm thâm hụt ngân sách xuống 0,5%, chính sách “thắt lưng buộc bụng” với kế hoạch tiết kiệm 51 tỷ Euro (khoảng 73 tỷ USD) trong vòng ba năm (2011-2013). Giảm mức bội chi ngân sách từ 4,6% GDP (2010) xuống còn 0,2% GDP (2014). Mục tiêu này được cụ thể hóa, bao gồm:

Thứ nhất, xóa bỏ các điều khoản ưu đãi thuế khóa cho tư nhân để tiết kiệm 20 tỉ euro cho ngân sách nhà nước đến năm 2014.

Thứ hai, đánh thuế vào các khoản mục ngân hàng, các sản phẩm tài chính (cổ phiếu, công trái phiếu…)

Thứ ba, giảm ngân sách của các chính quyền địa phương, giảm bớt các khỏan thù lao cho các nghị sĩ và giới hạn các khỏan trợ cấp y tế.

Thứ tư, kéo dài tuổi lao động để buộc công nhân viên chức đóng góp nhiều hơn vào quỹ lương hưu, đồng thời không tăng lương theo thời giá cho những người về hưu và các công nhân viên chức nhà nước.

Thứ năm, hoàn chỉnh kế hoạch tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013.

Miễn giảm thuế cho các doanh nhân trẻ và kéo dài thời gian kinh doanh cho các cửa hàng, cửa hiệu.

Ngừng tăng lương cho các nhân viên thuộc khu vực nhà nước trong vòng bốn năm (2011-2014), đưa ra các mức lệ phí về khám chữa bệnh và cắt giảm nguồn ngân sách của nhà nước cấp cho chính quyền địa phương.

Tuy nhiên việc cắt giảm chi tiêu và cải cách về cơ cấu trong lúc kinh tế suy giảm hiện chẳng những không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn có thể dẫn tới sự suy giảm sâu hơn. Chính sách thắt lưng buộc bụng khắc khổ mà Thủ tướng Mario Monti thực hiện để đối phó với khủng hoảng nợ công đã khiến các gia đình nghèo hơn và sức mua của họ tiếp tục suy yếu trầm trọng. Khoảng 3,5 triệu lao động tạm thời ở Italy phải làm các công việc lương thấp, không có lương nếu nghỉ ốm hoặc đi nghỉ. Do đó, họ khó lòng mà tự lo cho cuộc sống. Nhiều thập kỷ qua, nhiều người Italy thường tìm cách không phải nộp toàn bộ thuế. Nhưng trong cơn khủng hoảng tài chính này, cơ quan thuế ngày càng trở nên khắt khe hơn trong tính và thu thuế. Thuế cao, khó khăn tài chính đã đẩy nhiều người đến con đường cùng.

64

Sau khi chính sách thắt lưng buộc bụng được ban hành (tháng 7/2012) giá trái phiếu Italy đã chạm mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Giá trái phiếu chính phủ Italy kỳ hạn 10 năm đã giảm bốn phiên liên tục. Lợi suất – thước đo chi phí vay nợ của chính phủ và đánh giá rủi ro của giới đầu tư – đã tăng thêm 0,26 điểm phần trăm lên trên 6%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1 và là mức lợi suất Italy khó có thể gánh chịu lâu.

Theo thống kê của tờ Financial Times, giá trị thị trường trái phiếu của Italy hiện nay là khoảng 1.900 tỷ euro, quá lớn so với mức 440 tỷ của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), điều này cũng có nghĩa là EFSF chỉ đủ tiền để mua lại khoảng 20% số trái phiếu của Italy. Italy là nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Euro, lớn hơn rất nhiều Hy Lạp, Ireland hay Bồ Đào Nha, chính vì thế các nhà phân tích cho rằng, không thể có gói giải cứu nào đủ lớn cho Italy.

PHẦN 3 – THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 63 - 65)