Các giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 51 - 52)

II. Khủng hoảng nợ công tại Ireland

5.1.Các giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ công

4. Tác động

5.1.Các giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ công

51

Khác với Hy Lạp, vấn đề khủng hoảng nợ công của Ireland là đơn giản hơn. Ireland chỉ cần có thêm tiền để tài trợ các khoản nợ xấu của các ngân hàng, cũng như giảm thiểu thiệt hại cho chính phủ. Nhận thấy điều này, Liên minh Châu Âu EU và Tổ chức tiền tệ thế giới IMF đã chấp thuận tung gói cứu trợ trị giá 85 tỷ Euro giải cứu Ireland, với mức lãi suất cho vay là 5.2% để trang trải nợ nần. Sau đó là việc cơ cấu lại nợ cho Ireland cùng những cam kết hỗ trợ khi tình hình xấu đi. Điều Ireland cần làm hơn hết là một kế hoạch tái cấu trúc các khoản nợ rủi ro của ngân hàng và giảm thâm hụt ngân sách của Ireland về mức 3% vào năm 2014.

Giải pháp cắt giảm chi tiêu: Vào ngày 07/12/2010, Quốc hội Ireland đã thông qua chính sách thắt lưng buộc bụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính 85 tỉ euro từ EU và IMF bằng những cách: tăng thuế với tất cả người lao động; cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ euro vào năm 2011.

Giảm bớt chi phí cho bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho trẻ em từ chính phủ giảm 40 Euro/tháng, trợ cấp thất nghiệp giảm 8 euro/tuần.

Những người nhận lương hưu trên 12.000 Euro/năm bị cắt giảm. Viên chức công bị cắt giảm lương. Thủ tướng bị giảm 14.000 Euro/năm, các bộ trưởng bị cắt 10.000 Euro/năm. Tổng thống nước này cũng tự nguyện giảm lương trong năm 2011 xuống mức như người mới được bổ nhiệm, khoảng 250.000 Euro/năm. Không trả lương tháng 13, không thưởng cho công chức. Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (ban hành một số sắc thuế đối với các mặt hàng mỹ phẩm, rượu, thuốc lá,...)

Thuế đánh trên xăng dầu tăng. Tuy nhiên, thuế đối với phí du lịch giảm nhằm thu hút du khách.  Ngân sách năm 2011 là ngân sách hạn hẹp nhất trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng 4 năm tới của Ireland nhằm tiết kiệm 15 tỉ bảng Anh, gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này, để đưa thâm hụt ngân sách về giới hạn trần 3% GDP của EU vào năm 2014.

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 51 - 52)