Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 65 - 67)

Là một quốc gia kém phát triển đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam vẫn phải dựa nhiều vào đầu tư công để thực hiện các mục tiêu phát triển. Thâm hụt ngân sách liên tục trong một thời gian dài cũng làm gia tăng nợ công của quốc gia. Năm 2012, tỷ lệ nợ công trên GDP ở Việt Nam là 55,7%, và theo dự báo tỷ lệ này vào năm 2013 là 56,2 % và tăng lên 59,5% vào năm 2014. Theo đánh giá của IMF và WB, mức nợ công của Việt Nam mặc dù đã vượt qua ngưỡng tâm lý 50% GDP, song vẫn nằm trong ngưỡng an toàn về trung hạn. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã quyết định nâng trần nợ công của Việt Nam - không quá 65% GDP đến năm 2015. Rõ ràng, trên các phương diện kỹ thuật, vấn đề nợ công chưa đạt đến ngưỡng rất nghiêm trọng như ở một số nước thành viên khu vực đồng Euro. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng phần nào có tác động trực tiếp và gián tiếp đến Việt Nam, do EU là một đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và các nguyên nhân liên quan chính là những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình phát triển - nhất là khi mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của mình từ “chiều rộng” sang “chiều sâu”. Trong những năm vừa qua, mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiều vào đầu tư (đặc biệt là đầu tư công), bên cạnh các yếu tố khác. Tỷ lệ đầu tư luôn ở

65

mức khá cao trong khi hệ số ICOR (tỷ lệ gia tăng tư bản trên đầu ra) của Việt Nam là khá cao trong cả hai khu vực công và tư, tỷ số này trong khu vực công là 8-9, khu vực tư là 4-5 và chung của cả 2 khu vực là 6-7. Chính vì vậy, lợi ích từ tăng trưởng và tăng thu ngân sách chưa bù đắp được các chi phí liên quan đến gia tăng đầu tư công và nợ công, ít nhất là trong ngắn hạn. Rõ ràng, khi tư duy chính sách chuyển dần sang hướng kiến tạo phát triển, dư địa chính sách cho đầu tư công sẽ không còn nhiều nữa và đầu tư công sẽ phải được thực hiện hiệu quả hơn, qua đó giảm áp lực đối với nợ công.

Thứ hai, Việt Nam cần phải quan tâm hơn đến kỷ luật ngân sách, nhất là liên quan đến chi tiêu công và đầu tư công. Bên cạnh những hệ lụy đối với bất ổn kinh tế vĩ mô, đầu tư công đang gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Siết chặt kỷ luật đầu tư công và chi tiêu công sẽ làm giảm quy mô chi ngân sách cần thiết để đạt các mục tiêu phát triển, qua đó giúp thâm hụt ngân sách và nợ công trở nên bền vững hơn.

Thứ ba, liên quan đến việc kiểm soát và nâng cao kỷ luật ngân sách, minh bạch thông tin liên quan đến chi tiêu công và đầu tư công sẽ là nhưng yêu cầu quan trọng. Bảo đảm minh bạch thông tin trên phương diện này còn giúp tăng cường giám sát của cộng đồng đối với hiệu quả đầu tư công và chi tiêu công, qua đó giúp phòng ngừa những rủi ro liên quan đến nợ công.

Thứ tư, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là một vấn đề Việt Nam cần lưu tâm hơn. Đây là việc làm cần thiết nhằm hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo dựng môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực cho đầu tư công.

Cuối cùng, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình hợp tác với các nước khác nhằm hướng tới bảo đảm an ninh tài chính chung ở khuvực. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, những khó khăn tài chính ở các quốc gia xung quanh sẽ nhanh chóng gây ra các tác động lây lan đối với nền kinh tế Việt Nam và ngược lại.Chính vì vậy, chủ động hợp tác vì an ninh tài chính ở khu vực sẽ làmột định hướng tốt nhằm nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro liên quan, trong đó có rủi ro nợ công.

66

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 65 - 67)