Nguyên nhân bên trong

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 59 - 63)

III. Khủng hoảng nợ công tại Italy

3.2. Nguyên nhân bên trong

Khi những vấn đề chúng ta đã thấy trong các nền kinh tế gặp khó khăn khác trong phạm vi khu vực đồng Euro là do thâm hụt ngân sách lớn đến các khoản nợ lớn, nguồn gốc vấn đề của Italy không giống với các nước này. Vấn đề của Italy là do sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong nhiều năm đã dẫn đến khó khăn trong việc trả lãi các khoản vay hiện tại, ngoài ra sự hoài nghi của nhà đầu tư và lãi suất cao còn làm cho việc trả nợ thậm chí còn khó khăn hơn.

Tăng trưởng chậm và ngày càng có dấu hiệu suy thoái. Kể từ năm 1990, Italy bắt đầu trải qua thời kì tăng trưởng kinh tế chậm chạp với tỉ lệ tăng trưởng chỉ luôn ở mức dưới 4%/năm. Sự gia tăng nhỏ trong tổng sản lượng nền kinh tế không thể theo kịp tốc độ gia tăng giá trị các khoản nợ. Điều này làm tỉ lệ nợ công/GDP không được cải thiện và nguồn lực trả nợ không thể được đảm bảo.

Hình 24: Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Italy từ năm 2004 đến đầu 2013

Trì trệ kinh tế, thâm hụt ngân sách cao, gánh nặng nợ nần lớn và lãi suất tăng vọt là thủ phạm chính gây ra nỗi đau nhức kinh tế hiện nay của nước Italy.

59

Nền kinh tế Italy, cũng giống như bất kỳ nền kinh tế khác trên thế giới, đã không thoát khỏi cuộc suy thoái toàn cầu và rất dễ bị tổn thương. Song trong suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ đã được xử Italy tích cực bởi Chính phủ liên bang và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Còn Chính phủ Italy đã không làm gì, và cũng giống như cảc khu vực châu Âu đã không làm gì để ngăn chặn suy thoái.

4. Tác động

4.1. Tác động đến tình trạng thâm hụt ngân sách

Italy báo cáo mức thâm hụt ngân sách -3% tổng sản phẩm quốc nội của nước này trong đầu năm 2013. Trong lịch sử, từ năm 2008 đến năm 2012, thâm hụt ngân sách của Italy đạt trung bình - 3.9%. Tỷ lệ % thâm hụt ngân sách thấp nhất -1.5% năm 2008 và tỷ lệ % thâm hụt ngân sách cao nhất -5.5 % 2010.

Hình 25: Cán cân ngân sách chính phủ Italia (%GDP)

Thâm hụt ngân sách của Italy tăng mạnh trong năm 2010, khoảng cách giữa chi tiêu chính phủ và các biên lai thuế trong quý đầu tiên tăng lên mức 8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng từ 7% một năm trước đó. Khoản thu thuế và giảm 1,0% trong khi chi tiêu công tăng 1,3%, đẩy chính phủ vào nợ nần.

4.2. Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Biểu đồ dưới đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Italy từ năm 2008 đến 2013 biến động lớn. Từ đồ thị cho thấy, nền kinh tế của Italy đã gần như tĩnh, một dấu hiệu của một nền kinh tế không được mở rộng. Và dấu hiệu suy thoái gần cuối năm 2012.

60

Dựa trên biểu đồ dưới đây, lần cuối cùng nền kinh tế Italy đạt được mức gần đầy đủ việc làm là giữa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 5,9%. Đây là một bằng chứng cho thấy thực tế là nguyên chính của cuộc khủng hoảng Italy là một ứ đọng kinh tế dài hạn.

Hình 26: Tỷ lệ thất nghiệp ở Italia

Một hậu quả của một nền kinh tế trì trệ là nhà đầu tư sẽ bắt đầu suy nghĩ lại và sẽ giảm sút niềm tin trong nền kinh tế. Khi điều này xảy ra, mọi thứ dễ dàng bắt đầu sụp đổ bởi vì họ sẽ bắt đầu dần dần thoái vốn từ nền kinh tế và tại một thời điểm, khi nền kinh tế trở nên yếu ớt, không thể duy trì chính nó, nó sẽ sụp đổ khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Và tình hình Italy đã đạt đến điểm cảnh báo như trên. Sự thật là niềm tin của nhà đầu tư đã giảm sút dần trong những năm qua vì nền kinh tế ít tăng trưởng và các yếu tố sợ hãi đã thiết lập, gây ra hoảng loạn bán các khoản nợ của Italy, làm cho lãi suất tăng cao ngay tức thời bởi vì Italy đang ngày càng trở nên khó khăn để có được tín dụng. Với lãi suất ngày càng tăng và tín dụng không có sẵn, Italy thậm chí còn trở nên khó khăn hơn để trả tiền đã nợ hiện tại.

Từ biểu đồ sau có thể thấy, GDP của Italy trong quý 3 năm 2012 đã bị sụt giảm 0,2% so với quý 2 - giai đoạn GDP bị sụt giảm tới 0,8%. Nền kinh tế Italy hiện đã bước vào quý sụt giảm thứ năm liên tiếp, đây là đợt suy thoái kinh tế thứ tư của Italy kể từ năm 2001.

61

Hình 27: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực của Italia

Thêm vào đó sự gia tăng của xuất khẩu hiện vẫn không đủ bù đắp lại những tác động do nhu cầu yếu kém trong nước, nền kinh tế Italy dự kiến vẫn chưa bắt đầu phục hồi trở lại cho đến nửa sau của năm 2013.

4.3. Tác động đến tỷ lệ thất nghiệp

Dựa trên hình 26, lần cuối cùng nền kinh tế Italy đạt được mức gần đầy đủ việc làm là giữa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 5,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của Italy đã gia tăng trong vài năm qua tăng từ 6,8% trong năm 2008 và 7,5% trong năm 2009. Đây là một bằng chứng cho thấy thực tế là nguyên chính của cuộc khủng hoảng Italy là do tồn đọng kinh tế dài hạn.

Tỷ lệ thất nghiệp của Italy tăng lên mức kỷ lục 10.8% vào tháng 9/2012, tăng 0,2% so với tháng 8/2012. Số liệu này cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro (Eurozone) đang rơi vào cuộc suy thoái ngày càng sâu.

Một trong những vấn đề trước mắt của loại hình kinh tế này là không có khả năng duy trì việc làm ổn định khi được thể hiện trong đồ thị ở trên và nếu cứ tiếp tục như thế mà không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến thất nghiệp hàng loạt.

Hiện nay, hàng ngàn thanh niên Italy, phải sống cùng mẹ trong một ngôi nhà. Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội Censis vừa công bố số liệu cho thấy, 31% người Italy sống với mẹ và 42,3%

62

sống cách nhà bố mẹ chỉ khoảng 30 phút lái xe, hệ thống phúc lợi và lao động hiện nay không thực sự hỗ trợ thế hệ trẻ tìm việc làm ổn định. Trong khi đó, theo cơ quan thống kê quốc gia Istat, tiền tiết kiệm hộ gia đình – một trong những trụ cột truyền thống của kinh tế Italy – lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995.

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)