Nợ công và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 67 - 70)

II. Thực trạng nợ công ở Việt Nam

1.Nợ công và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng

Có nhiều cách tính thâm hụt ngân sách và nợ công khác nhau trên thế giới. Phân theo cấp chính quyền, ở một số quốc gia, thâm hụt ngân sách có thể chỉ là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của chính quyền trung ương. Ở một số quốc gia khác thì thâm hụt ngân sách lại bao gồm cả thâm hụt của chính quyền trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên, theo cách tính chung của các tổ chức quốc tế như IMF hay WB thì thâm hụt ngân sách sẽ là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi, không bao gồm chi trả nợ gốc, của cả chính quyền trung ương lẫn địa phương. Trong khi đó, khái niệm nợ công phổ biến được xác định là tổng các khoản vay mượn và trái phiếu phát hành, hoặc được bảo lãnh phát hành, tại một thời điểm nào đó bởi chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và DNNN.

Ở Việt Nam, thâm hụt ngân sách hàng năm được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách trung ương và địa phương trong năm đó của Chính phủ. Trong khi đó, tổng nợ công được định nghĩa là nợ trong nước và nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của chính quyền trung ương, nợ của chính quyền địa phương, nhưng không bao gồm nợ của DNNN, kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Chỉ có nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ công.

Thống kê về thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam hiện có nhiều nguồn khác nhau. Ngay Báo cáo Quyết toán Ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm của Bộ Tài chính (Mof) cũng đưa ra hai con số về mức độ thâm hụt ngân sách đó là: (i) thâm hụt ngân sách bao

gồm cả chi trả nợ gốc; và (ii) thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc. Bức tranh tổng thể về tài khóa cho thấy, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách có định hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong

khoảng hơn một thập kỉ qua và mức độ thâm hụt trung bình kể từ năm 2008 cao hơn so với trung bình của những năm trước đó.

Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012 chủ yếu do định hướng kích thích tổng cầu của chính sách tài khoá nhằm tránh suy giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này

67

Bảng 7: Thâm hụt ngân sách/GDP từ năm 2001-2012

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Mof i -4.9 -4.9 -4.9 -5.0 -5.7 -4.6 -6.9 -5.6 -4.9 -4.8

Mof ii -1.8 -1.1 -0.9 -0.9 -1.8 -1.8 -3.7 -2.8 -2.1 -3.1

IMF -3.8 -3.3 -4.8 -1.2 -3.3 -0.2 -2.5 -1.2 -9.0 -5.7

ADB -3.5 -2.3 -2.2 -0.2 -1.1 1.3 -1.0 0.7 -6.6

Nguồn MOF, IMF, ADB

Bội chi của Việt Nam đã luôn ở mức 5% GDP từ nhiều năm gần đây. Từ năm 2007 đến nay, do phải kích cầu đầu tư nên ngân sách nhà nước đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi ngân sách nhà nước tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Năm 2008, sự diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 6,23%, thì tỷ lệ lạm phát lên tới 22,97%, tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 4,6% GDP.

Đứng trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, từ đầu năm 2009 Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế có tổng giá trị gần 10% GDP. Về cơ bản nó đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế tuy nhiên nó cũng mang đến hệ lụy: thâm hụt ngân sách của Việt Nam lên đến 87,3 nghìn tỷ đồng (gần 7% so với GDP). Năm 2010, thâm hụt ngân sách bằng 5.6% GDP.

-4 -3 -2 -1 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Hình 29: Cán cân ngân sách Việt Nam 2003-2012

68

Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.

Hơn thế, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng báo động đỏ 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư.

Trong khi đó, tổng nợ công của Việt Nam tăng từ 38.2% GDP năm 2002 lên mức 55.7 % năm 2012. Các số liệu sau được l ấy từ Bộ phận phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist.

Bảng 8: Tỷ lệ nợ công/GDP từ năm 2001 đến 2012

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

%GDP 38.2 41.1 42.7 44 45.9 49.7 47.9 51 56.3 54.9 55.7

69

Theo bảng số liệu trên thì nợ công năm 2012 là 55.7%, và theo dự báo nợ công năm 2013 sẽ là 56.2% GDP và năm 2014 là 59.8% Như vậy có thể thấy rằng nợ công trong những năm qua ngày càng tăng cao.

Các con số về khoản nợ công của Việt Nam được công bố không đồng nhất giữa Quốc hội, Bộ Tài chính, đồng thời con số này cũng không giống với con số tính toán của thế giới. Điều này khiến các chuyên gia nhận định, hiện những thông tin về vấn đề nợ công của Việt Nam chưa thực sự minh bạch.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh – Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thì việc không thống nhất và gắn kết trong cách hiểu, cách giải thích cũng như cách quản lý vấn đề về nợ công là một trong những rủi ro của nợ công Việt Nam.

Cũng theo các chuyên gia, thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào nợ Chính phủ, nên khó có thể thấy được toàn cảnh vấn đề tài chính công và nợ công vì khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn và Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm với khu vực này. Và đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những sự việc như Vinashin.

Để thực thi được tính minh bạch, GS-TS Vương Đình Huệ cho rằng cần trao trách nhiệm quản lý nợ công cho một đầu mối, có thể là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ này cần xây dựng một chiến lược về nợ công; xác định ngưỡng, tỷ trọng nợ công là bao nhiêu so với GDP cho từng giai đoạn, từng thời kỳ dựa vào “sức khỏe” của nền kinh tế quốc dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 67 - 70)