Ngưỡng an toàn nợ công

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 70 - 73)

II. Thực trạng nợ công ở Việt Nam

2.Ngưỡng an toàn nợ công

Nợ công Việt Nam ngày càng tăng cao, vậy nó có nằm trong ngưỡng an toàn?

Thứ nhất, hiện trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung nào về ngưỡng an toàn đối với nợ công.

Thứ hai, nguyên tắc xác định chỉ tiêu an toàn nợ công thường dựa trên: cơ sở đánh giá thực trạng nợ; tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ; nhu cầu về vốn đầu tư phát triển; hệ số tín nhiệm của quốc gia; tham khảo khuyến nghị của IMF, ADB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì có hạn mức trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP; thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP.

70

Theo Quyết định số 958/QĐ- TTG ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, chỉ tiêu an toàn về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam như sau: Nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu NSNN hàng năm dưới 25% giá trị XK hàng hóa và dịch vụ; tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%. Như vậy Việt Nam được đánh giá là có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).

Như vậy theo như nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng về lý thuyết mức nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng Việt Nam phải tính tới phần chìm của tảng băng, tức là những khoản nợ ngầm bao gồm: các khoản nợ ngân hàng, tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho những người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ có thể không có khả năng thanh toán… Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, nếu Việt Nam lơ là.

Việc đi vay nợ của chính phủ là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên khi tính toán nợ chính phủ thường không lượng hóa được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát trong chi tiêu của chính phủ, chỉ tính các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa, nhưng đáng lẽ ra chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, khi tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị tài sản của chính phủ. Thực ra điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân. Khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên, khi tính toán theo phương pháp này thường gặp phải vấn đề là những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục…

Việc tính toán nợ công ở Việt Nam chưa thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất giữa nợ nước ngoài, nợ trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp và các địa phương tự đi vay khiến công tác quản lý nợ phân tán, không thống nhất, chi phí giao dịch, chi phí vay cao, thiếu sự phối hợp trong điều hành vĩ mô.

71

Mặt khác do Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên các khoản vay ưu đãi ODA cũng giảm dần mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn.

3. Tác động của nợ công và thâm hụt ngân sách lên các chỉ số kinh tế vĩ mô

Nợ công và thâm hụt ngân sách tác động tới các biến số vĩ mô quan trọng của nền kinh tế bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cán thương mại và tỉ giá hối đoái

Những khoản chi tiêu chính phủ không được tài trợ bởi thu thuế hoặc các khoản thu khác có thể góp phần dẫn đến sự dư thừa của tổng cầu và gây lạm phát. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng cách làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Nếu chỉ một phần nhỏ thâm hụt tài khóa được tài trợ bằng cách tăng cung tiền thì có thể không gây lạm phát. Tuy nhiên, nếu việc tài trợ này là lớn và liên tục trong nhiều năm thì chắc chắn nền kinh tế cuối cùng sẽ phải trải qua lạm phát cao và kéo dài. Những tác động này diễn ra rất giống với thực tế ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Thâm hụt tài khóa được tài trợ phần lớn bởi vay nợ thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và thậm chí có năm tạm ứng ngân sách bằng nguồn tiền phát hành. Tuy nhiên, TPCP và TPCP bảo lãnh chủ yếu được bán cho các ngân hàng thương mại lớn. Lượng trái phiếu này sau đó được các ngân hàng thương mại cầm cố lại tại NHNN để lấy tiền mặt thông qua nghiệp vụ thị trường mở hoặc qua cửa sổ tái chiết khấu. Cuối cùng, điều này sẽ làm tăng cung tiền và gây lạm phát trong nền kinh tế. Khi không chịu các ràng buộc hành chính, lãi suất sẽ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường vốn vay, tức là nơi gặp gỡ giữa tiết kiệm của các hộ gia đình và đầu tư của các doanh nghiệp. Tổng của tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm tư nhân, hay còn gọi là tiết kiệm quốc gia, sẽ phản ánh cung còn đầu tư đại diện cho phía cầu của thị trường vốn vay. Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Hay nói cách khác, khi chi tiêu công thái quá sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng trong nước giảm sút.

72

Nếu nợ trong nước lớn thì Chính phủ phải tăng thuế để trả nợ lãi vay gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. Tăng thuế còn làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng.

Nợ công tăng cao cũng làm cho nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.

Một phần của tài liệu Nợ công và khủng hoảng nợ công tại Việt Nam (Trang 70 - 73)