III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-
2.8. Hệ thống ngân hàng
Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn do hệ quả tăng trưởng tín dụng quá cao trong những năm qua trong khi năng lực quản lý rủi ro thấp và những bất cập trong điều hành CSTT, lãi suất của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ cụ thể là nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến hết quý II/2011 tăng nhanh lên mức 71,6 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2010 và tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước) và cuối năm 2011 đã tăng lên mức 85 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình của nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2011 là 7,3%/tháng, cao gấp đôi mức bình quân tháng của năm 2010. Nợ xấu tăng nhanh trong khi tín dụng tăng thấp cho thấy chất lượng tín dụng đang suy giảm và phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2011, làm tăng rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng mạnh. Ví dụ, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lên mức 2,88% vào tháng 6/2011 và cuối năm 2011 tăng mạnh lên mức 3,39% (cao hơn 1,2 điểm% so với cuối năm 2010). Các nhóm nợ xấu đều có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt tỷ trọng của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng nợ xấu đã tăng lên trên 50%, cho thấy nợ xấu có xu hướng ngày càng xấu hơn. Nợ xấu tăng lên trong khi số dư dự phòng rủi ro tín dụng không tăng tương xứng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro: tỷ lệ số dư dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu có xu hướng giảm, từ mức 81,1% cuối năm 2010 xuống chỉ còn 67,1% tính đến hết tháng 6/2011.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có xu hướng giảm mạnh. Ví dụ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống đạt 11,97% trong tháng 6/2011 (thấp hơn 0,16 điểm% so với tháng 12/2010) do chất lượng tài sản có suy giảm. Số lượng các ngân hàng không đáp ứng được CAR theo quy định đã tăng đáng kể. Theo số liệu tính toán của UBGSTCQG, tính đến ngày 31/6/2011 chỉ có 2/47 ngân hàng không đạt tỷ lệ này nhưng đến hết quý III/2011, con số này đã là 17/42 ngân hàng
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu hiện qua việc thị trường liên ngân hàng thời gian qua có những biến động lớn. Thị trường liên ngân hàng chứng kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt giảm nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam, vay trên thị trường II phải có thế chấp và điều đáng quan ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hệ quả là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, kéo theo hiện tượng căng thẳng thanh khoản (ban đầu chỉ diễn ra ở một số ngân hảng nhỏ nay đã lan ra toàn hệ thống ngân hàng); đồng thời căng thẳng thanh khoản từ chỗ chỉ diễn ra với kỳ hạn dài nay đã diễn ra đối với tất cả các kỳ hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị trường 1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm khá nhanh.
Áp lực thanh khoản cũng có thể được nhìn nhận dựa vào việc chỉ tiêu cho vay/huy động (LDR) đang có xu hướng tăng cao. Áp lực thanh khoản mô ̣t mă ̣t đẩy mă ̣t bằng lãi suất tăng cao do các ngân hàng thương mại ca ̣nh tranh huy đô ̣ng tiền gửi, mă ̣t khác gây nhiều rủi ro cho hê ̣ thống ngân hàng khi chính sách tiền tệ được thắt chă ̣t để kiềm chế
la ̣m phát. Về nguyên nhân, có thể thấy, việc tín dụng luôn tăng nhanh hơn M2 cũng góp phần làm tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống.
Bảng: Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: %
Năm 2008 2009 2010 Ước2011
LDR 0,95 1,01 1,01 1,02-1,03
Nguồn: UBGSTCQG.
3. Những giải pháp Nhà nước và Chính phủ đã thực hiện để chống suy thoái kinh tế 2008-2012
3.1. Tổng quan giải pháp
Giai đoạn lạm phát bùng nổ vào năm 2008 như là kết quả tất yếu của chính sách nới rộng tổng cầu trước đó đòi hỏi các chính sách kiềm chế tổng cầu quyết liệt và nhất quán song song với cải thiện các khía cạnh của cấu trúc kinh tế và hiệu quả đầu tư. Song trong thực tế, Chính phủ đã 4 lần thay đổi mục tiêu ưu tiên và bằng cách đó, các điều chỉnh chính sách luôn có thiên hướng duy trì tốc độ tăng trưởng (đặc biệt là chính sách tài khóa).