Tình trạng thất nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 38 - 40)

III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-

2.3. Tình trạng thất nghiệp

Năm Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm 2008 2.38 5.1 2009 2.9 5.61 2010 2.88 3.57 2011 2.22 2.96 6T.2012 2.29 3.06 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn.

Xuất khẩu lao động gặp khó khăn: Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000.

Đến năm 2012, theo báo cáo Tổng cục Thống kê công bố tại Hà Nội ngày 18/12 với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số người có việc làm tăng thêm 1,1 triệu trong vòng 3 quý vừa qua nhưng đồng thời, lực lượng lao động Việt Nam cũng tăng với con số tương tự. Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ. Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm, gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,3% so với 1,4% trong 3 quý đầu năm 2012).

Trên cả nước, TP.Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp với mức 3,9%, tiếp theo đến Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính TP.HCM) và Hà Nội. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%.

Trong khi đó, lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 (giảm 3% từ quý I đến quý III). Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%.Tìm việc đồng thời cũng là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cung cấp về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên tổng số người đang ở độ tuổi lao động thì tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta xếp vào hàng thấp so với nhiều nước trên thế giới. So với các nước ASEAN, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ở mức trung bình, do tỉ lệ thất nghiệp ở ASEAN đã thuộc dạng thấp nhất trên thế giới. Số liệu của CNN cho thấy tỉ lệ thất nghiệp năm 2011 của Thái Lan là 0.5% và của Singapore là 1,9%, nhiều nước còn lại trong khu vực tỉ lệ thất nghiệp cũng dưới 3%. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là trên 9% và ở Eurozone lên tới 10,3% trong T9.2011 và tỉ lệ này còn là trên 20% đối với một số nước đang khủng hoảng nợ như Hy Lạp hay Tây Ban Nha.

Năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn khiến cho hàng ngàn lao động bị mất việc làm, gây áp lực lớn cho Bảo hiểm thất nghiệp. Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó có 221.000 người đề nghị hưởng BHTN, tăng 48% so với năm 2011 .

Không phải ngoại lệ, năm nay ngành chứng khoán và ngân hàng cũng buộc phải cắt giảm nhân sự hàng loạt, mức nhiều nhất từ trước đến giờ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w