Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 49 - 53)

III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-

2.7.Thị trường chứng khoán

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn mang nhiều đặc thù và chưa liên kết mạnh với thị trường chứng khoán thế giới nhưng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, thị trường Việt Nam cũng có xu hướng biến động khá tương đồng với thị trường chứng khoán lớn trên thế giới: suy giảm sâu vào giai đoạn đầu năm 2009 và bắt đầu phục hồi sau đó

2.7.1. Tác động qua chỉ số giá:

Hình: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới qua chỉ số VN- Index, Dow Jones, Nikkei 225 từ năm 2009 đến năm 2011.

Hình: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ số VN-Index từ năm 2008 đến năm 2013

• Đầu năm 2009, VN-Index giảm điểm mạnh và đạt mức đáy 235,5 điểm vào cuối tháng 2/2009 – mức điểm sâu nhất trong 4 năm do những tác động của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008.

• Giai đoạn 24/02/2009 đến 09/06/2009: Chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh với VN-Index tăng 117,6% , do những nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam như gói kích cầu trị giá 8 tỉ USD, nới lỏng chính sách tiền tệ…

• Giai đoạn 09/06/2009 đến 20/07/2009: Thị trường chứng khoán được điều chỉnh về giá trị thực và xác lập xu thế mới, VN-Index giảm gần 100 điểm trong một tháng.

• Giai đoạn 20/07/2009 đến 22/10/2009: Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh tập trung vào nhóm cổ phiếu xây dựng và bất động sản.

• Giai đoạn 22/10/2009 đến 17/12/2009: Thị trường chứng khoán sụt giảm do áp lực từ giải chấp và khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp.

• Giai đoạn cuối năm 2009 đến tháng 05/2010: Chỉ số chứng khoán biến động nhẹ.

• Giai đoạn đầu tháng 5/2010 đến 25/08/2010: Thị trường chứng khoán sụt giảm do tác động của kinh tế thế giới. Đạt đỉnh 550 điểm vào đầu tháng 5/2010, VN-Index

đột ngột quay đầu do ảnh hưởng tử khủng hoảng nợ Châu Âu lan rộng bắt đầu từ Hy Lạp. Việt Nam chịu tác động lớn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu với khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Tiếp đó tin đồn về thông tư 13 ra đời khiến VN- Index tiếp tục giảm. Vào cuối tháng 7, thông tin Chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin với khoản nợ là 4,5 tỷ USD đẩy VN-Index giảm mạnh vào đầu tháng 8.

• Giai đoạn cuối tháng 8 đến giữa tháng 11/2010: Thị trưởng chứng khoán tăng nhẹ do thông tư 13 sẽ được điều chỉnh, lãi suất cơ bản được giữ nguyên. Sau đó thị trưởng đi ngang do không có thông tin vĩ mô lạc quan nào hỗ trợ. Đến giữa tháng 11, VN-Index giảm nhẹ do các nhà đầu tư đưa dòng tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, tìm kiếm lợi nhuận ở những kênh đầu tư khác như vàng, USD.

• Giai đoạn cuối tháng 11/2010 đến cuối tháng 01/2011: Thị trưởng chứng khoán tăng trưởng trở lại khi mà tất cả các tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8-9%, vàng và USD đều có gia đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào thị trưởng chứng khoán

• Giai đoạn cuối tháng 2/2011, thị trường chứng khoán giảm do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm khi chính phủ hướng đến mục tiêu vào kiểm soát lạm phát và ổn định kinh vĩ mô.

• Giai đoạn giữa tháng 8 đến giữa tháng 9/2011, thị trường chứng khoán tăng trưởng lại do việc lạm phát được kiềm chế và ổn định hơn, thị trường được hỗ trợ mạnh từ việc quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước .

• Giữa tháng 9/2011 đến tháng 12/2011, thị trưởng chứng khoán ảm đảm trở lại do vấn đề nảy sinh sau khi hạ lãi suất đặc biệt là tỷ giá, kèm theo đó là ảnh hưởng từ diễn biến xấu trong việc giải quyến vấn đề nợ công ở Châu Âu, cùng với triển vọng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.

• Năm tháng đầu năm 2012: thị trường chứng khoán bứt phá, chỉ số VN-Index đã tăng gần 40% so với cuối năm 2011 do những thông tin : chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, sự ra đời của chỉ số VN30-Index, động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/ năm xuống 9%/năm, kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

• Nữa cuối năm 2012: thị trường sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo chính thức của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống lên tới 10%. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu. Ngày 21/8, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ tịch Hồi đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt, tiếp đó là lãnh đạo ngân hàng ACB …bị khởi tố đã làm lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Tính đến thời điểm 14/12, VN-Index tăng 11,6% so với cuối năm 2011 trong khi HNX-Index giảm 7,6%. HNX-Index đã liên tục phá đáy lịch sử trong những ngày giao dịch của tháng 11/2012, với mức đáy kỷ lục thiết lập ngày 6/11 là 50,33 điểm

2.7.2. Tác động qua tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý nhà đầu tư là một trong những kênh tác động mạnh nhất của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn khủng hoảng và thời điểm kinh tế thế giới suy thoái. Đối với nhà đầu tư trong nước, khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến họ có tâm lý thận trong, chuyển sang các kênh đầu tư an toàn như ngoại tệ, vàng… xây dựng danh mục đầu tư ít mạo hiểm. Đối với khối nhà đầu tư ngoại, khác với xu hướng cuối năm 2008 các nhà đầu tư nước ngoài có hiện tượng bán ròng khá lớn, đặc biệt là trái phiếu, từ năm 2009 đến nay, khối ngoại có xu hướng mua ròng. Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2010 đạt mức kỷ lục 16074 tỷ , tăng 3,5 lần so với 2009.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 49 - 53)