Tình hình đầu tư

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 44 - 46)

III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-

2.5. Tình hình đầu tư

Theo nguồn http://ebank.vnexpress.net, thì tốc độ tăng trưởng huy động 8 tháng đầu năm 2012 gấp 10 lần cho vay, nhiều nhà băng vẫn đua nhau huy động lãi suất cao khiến nhiều chuyên gia băn khoăn về hướng đi của nguồn vốn này.

Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại cuộc họp báo đầu tháng 9 tiếp tục cho thấy tốc độ giải ngân vốn của các nhà băng vẫn ì ạch trong hai phần ba tài khóa 2012. Tính đến ngày 20/8, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,3% so với ngày 31/12/2011. Trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 1,4% thì tổng số dư tiền gửi tại các nhà băng đã tăng 11,23%.

Chúng ta có thể giải thích rằng sở dĩ các doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn trong nước, ở đây chúng ta sẽ bàn về kênh huy động vốn chủ yếu là ngân hang bời vì: chính phủ Việt Nam đang đưa ra nhiều chính sách vi mô và vĩ mô để kiểm soát tiền tệ sau một thời gian cho phép vay vốn và đầu tư thoải mái vào các lĩnh vực phi sản xuất mà ở đây đình đám nhất là các bất động sản dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung bất động sản làm tình tăng tình trạng nợ xấu của các ngân hang.

Tình hình ngân hang huy động ồ ạt như hiện nay nhưng đồng thời lại hạn chế giải ngân cung cấp nguồn vốn cho ngành kinh tế sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sau như lợi nhuận của ngân hang sụt giảm, các doanh nghiệp phải tiếp cận các nguồn vốn “chợ đen” với lãi suất không tốt.

2.5.2. Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp và những dòng vốn tư nhân khác có thể sụt giảm nghiêm trọng nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm tới, dường như các ngân hàng ở châu Âu và các ngân hàng có giao dịch đáng kể với châu Âu sẽ cắt giảm cho vay để huy động vốn chuẩn bị chống đỡ với các thiệt hại có thể. Trong khi các ngân hàng ở Châu Âu đã hạn chế liên kết với Việt Nam, việc thắt chặt thị trường tín dụng toàn cầu nói chung có thể dẫn đến một sự giảm sút vốn cho vay đối với Việt Nam.

Diễn biến xấu ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối chảy vào Việt Nam. Trong cuộc suy thoái toàn cầu, kiều hối về Việt Nam đã giảm 9% từ năm 2008 tới 2009, phản ánh điều kiện việc làm yếu kém ở Mỹ và châu Âu. Suy thoái ở Mỹ hoặc châu Âu có thể gây tụt giảm kiều hối, giảm một nguồn trao đổi ngoại tệ và thu nhập quan trọng.

Với tình hình khủng hoảng như hiện nay chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm sút là không tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Riêng về thị trường vốn FDI, Nhật Bản vẫn giữ vai trò là một nhà đầu tư lớn với Việt Nam. Theo số liệu của Cơ quan Xúc tiến ngoại thương Nhật (Jetro), kể từ sau cú đột phá năm 2008, lượng dự án của doanh nghiệp nước này được cấp phép tại Việt Nam tăng liên tục từ 77 (2009) lên 208 (2011). Kể từ 2010, giá trị FDI hằng năm được đưa từ Nhật vào Việt Nam hầu như đều đạt trên 1,85 tỷ USD, trong khi suốt giai đoạn 1992 - 2009 (ngoại trừ 2008), con số này thường xuyên ở dưới mốc 500 triệu USD.

9 tháng đầu năm nay, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp Nhật Bản đạt 4,68 tỷ USD, tương đương hơn 49% tổng FDI của cả nước. Kết quả này đã đưa Nhật trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam hiện nay.

FDI của từ Nhật vào Việt Nam giai đoạn 1993 - 2012. Đơn vị: triệu USD. Nguồn: Jetro

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w