Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 36 - 37)

III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-

2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng Thống Kê Tổng Sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ 2007- 2012 ( năm gốc 1994) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (tỷ đồng) 1143715 1485038 1658389 1980914 2535008 Khoảng 2856000 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 Khoảng 5,2%

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Theo số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy được:

- Năm 2007 là năm Việt Nam có tốc độc tăng trưởng kinh tế cao nhất.

- Từ năm 2008-2012 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm xuống. Điều này chính là tác động của cuộc Suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2012 ảnh hưởng đến nền kinh ta nước ta:

 Giai đoạn từ năm 2008-2009 mà đặc biệt là 2009, tốc độ tăng trưởng nước ta thấp nhất, chỉ đạt 5,32%, điều này được lí giải đó là do 2 năm này là giai đoạn đầu của cuộc Suy thoái kinh tế thế giới và lúc đó nước ta đang lạm phát cao, chính phủ ra chính sách thắt

lưng buộc bụng nền sản xuất không phát triển, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng đình trệ.

 Năm 2010 lại là năm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên từ 5,32%-6,78% đây là kết quả nhờ vào hai gói kích cầu 9 tỷ USD của Chính phủ vào cuối năm 2009.

 Năm 2011 sức ảnh hưởng của gói kích cầu không còn, hệ thống ngân hàng khó khăn ( tái cấu trúc), khủng hoảng thế giới cũng chưa qua, nên các DN vừa thiếu vốn vừa không giải quyết được đầu ra, dẫn đến phá sản hoặc tiếp tục cầm chừng không đẩy mạnh sản xuất.

 Riêng năm 2012 vì chưa có số liệu cụ thể nên chỉ là ước khoảng của các nhà kinh tế thôi.

Tóm lại, rõ ràng cuộc Suy thoái kinh tế đã tác động sâu rộng vào nền kinh tế nước ta, một nền kinh tế mở và hội nhập khá sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2007) của nước ta. Ảnh hưởng cuộc Suy thoái được thể hiện rất rõ trên tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 36 - 37)