Các nước đang phát triển khác

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 31 - 33)

2. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 1.Nguyên nhân

3.2.2.Các nước đang phát triển khác

Trong các nước đang phát triển, những nước thuộc SNG bị tác động nghiêm trọng. Các nước này bị đồng thời nhiều cú sốc: những rối loạn tài chính khiến cho các nước này trở nên khó tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài (các nước này vốn đi vay nước ngoài nhiều để đầu tư phát triển kinh tế trong nước), nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm do kinh tế các nước và các khu vực trên thế giới xấu đi, giá nguyên liệu-năng lượng giảm, kiều hối giảm do thu nhập của người lao động xuất khẩu của các nước này giảm. Các nước Belarus, Ukraine, Armenia đã phải xin IMF giúp đỡ tài chính. Thống kê của IMF cho thấy GDP của Ukraine năm 2009 giảm tới 8% và của Armenia giảm tới 5%. Các nước SNG khác có GDP giảm là Kazakhstan, Belarus và Mondova. Các nước còn lại tuy vẫn tăng được GDP nhưng với tốc độ không cao bằng thời gian trước.

Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chi có nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng trên dưới 3%. Các nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong năm 2009.

Các nền kinh tế Mỹ Latinh vốn có độ mở cao và phụ thuộc vào vốn nước ngoài và xuất khẩu nguyên liệu-năng lượng. Vì thế, các nước trong khu vực này bị suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ khác lớn. Mexico bị suy giảm nhiều nhất do nền kinh tế này gắn kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ. GDP của Mexico giảm tới 3,7% trong năm 2009. Những nước lớn khác có GDP giảm là Argentina, Ecuador và Venezuela.

Tất cả các nước ở Trung Đông đều bị suy giảm kinh tế. Những nước Trung Đông xuất khẩu nhiều dầu lửa là Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait còn bị giảm GDP. Kinh tế Israel cũng bị giảm 1,7% trong năm 2009. Nền kinh tế này vốn phụ thuộc khá cao vào xuất khẩu trong khi kinh tế toàn cầu lại rơi vào suy thoái và suy giảm tăng trưởng.

Kinh tế các nước châu Phi gặp khó khăn chủ yếu do xuất khẩu của họ bị giảm (do lượng cầu thế giới giảm và do giá nguyên liệu-năng lượng giảm) và kiều hối bị giảm. Các nước Ghana, Kenya, Nigeria, Nam Phi và Tunisia bị giảm nguồn vốn nước ngoài (FDI và đầu tư gián tiếp). Angola, Guinea Xích đạo và Nigeria bị tác động mạnh bởi lượng dầu xuất khẩu và giá dầu giảm. Tuy nhiên, kinh tế Côte d’Ivoire và Kenya không những không bị suy giảm mà lại còn tăng tốc.

3.3. Biện pháp đối phó khủng hoảng 3.3.1. Chính sách tiền tệ hỗ trợ:

Các Ngân hàng Trung ương phản ứng nhanh bằng việc cắt giảm lãi suất chưa từng có và các biện pháp bơm thanh khoản lớn cho thị trường để bảo đảm dòng tín dụng bình thường và khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tất cả các Ngân hàng Trung ương đều triển khai nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản rộng

rãi đối với các ngân hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng linh hoạt các thể thức tái cấp vốn, mở rộng phạm vi các loại tài sản cầm cố, áp dụng các kỳ hạn cho vay tới 6 tháng đến 1 năm.

Chính sách tài khóa hỗ trợ:

Ở các nước phát triển, chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo trong việc kích thích kinh tế và đối phó với suy thoái kinh tế. Thâm hụt ngân sách của các nước phát triển dự kiến tăng thêm khoảng 6% GDP. Chính sách tài khóa được nới lỏng hơn ở các nước phát triển phản ánh quy mô Chính phủ ở các nước này lớn hơn và vai trò to lớn của chính sách tài khóa trong việc bình ổn kinh tế thông qua các chi tiêu Chính phủ, thuế, chuyển giao (phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp) và các chương trình hỗ trợ, giải cứu tài chính.

Hỗ trợ khu vực tài chính:

Bên cạnh những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương, Chính phủ cũng can thiệp mạnh vào hệ thống tài chính để giảm bớt quan ngại về sự đổ vỡ mang tính hệ thống và tái lập niềm tin. Các biện pháp được áp dụng bao gồm:

+ Bảo đảm tiền gửi và các khoản nợ tại ngân hàng. + Xử lý các khoản nợ xấu của các định chế tài chính. + Tái cấp vốn cho các định chế tài chính.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 31 - 33)