III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-
1.2. Nguyên nhân bên trong
1.2.1. Cơ cấu nội tại nền kinh tế nước ta có nhiều bất cập
Ta sẽ bắt đầu từ công thức Tổng cầu của Keynes tính theo phương pháp chi tiêu để có được cái nhìn khái quát và rõ ràng hơn:
GDP = C+G+I+X-M (NX = X-M )
Theo số liệu năm thu thập được khi nền kinh tế bắt đầu Suy thoái tức là cuối năm 2007, đầu 2008:
C: chi tiêu tiêu dùng thực tế của hộ gia đình chiếm 69,4% GDP là cao so với mặt bằng chung của Châu Á ( Trung Quốc: 37,1% ; còn Thái Lan: 53,5
G: chi tiêu thực tế của chính phủ, chiếm 6,1% GDP quá thấp ( TQ: 14,4% ; Thái Lan: 12,6% ). Chính phủ chưa có những chính sách đầu tư hợp lý và lâu dài cho những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế nhằm phát triển con người, để cải thiện nền kinh tế.
I: Chi tiêu đầu tư tư nhân chiếm 44,7% GDP là cao, nhưng trong đó các DNNN đầu tư là chủ yếu chiếm 22%, còn DNTN chiếm khoảng 10,4% GDP ( TQ: 35% ; Thái Lan: 17% ), dẫn đến ICOR của Việt Nam rất cao ( chỉ số sử dụng vốn hiệu quả). Điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn chịu quá nhiều ảnh hưởng của DNNN, vốn cũng chủ yếu được rót vào các DNNN mà các doanh nghiệp này lại hoạt động kém hiệu quả (ICOR DNNN 8-10 quá cao so với DNTN 3-4). ICOR = (Kt-Kt-1)/ (Yt-Yt-1) trong đó K là vốn còn Y là sản lượng.
NX = X-M = S-I mà S là khoảng 28%, I: 44, 1% như vậy chứng tỏ nền kinh tế nước ta phải nhập khẩu vốn từ nước ngoài rất nhiều ( thông qua thu hút vốn FDI), nên khi nguồn cung vốn từ nước ngoài ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, ngay lập tức ảnh hưởng đến nước ta khá nhiều.
Bên cạnh đó tổng kim ngạch XNK = 167% GDP ( TQ: 72% ; Thái Lan: 139% ) điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta có độ mở và phụ thuộc thế giới khá cao, do đó chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế thế giới.
Tóm lại, cả ba trụ cột của nền kinh tế nước ta là: DNNN, nguồn vốn FDI và Xuất nhập khẩu đều có vấn đề và đặc biệt nghiệm khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế nước ta. Đây có thể nói là nguyên nhân chính gây là trình trạng Suy thoái kinh tế nước ta giai đoạn sau 2007 tức 2008 đến nay.
1.2.2. Tình trạng lạm phát và những chính sách thiếu hợp lí của Chính phủ nước ta
Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nước ta vào đúng thời điểm mà tình trạng lạm phát nước ta thuộc dạng cao nhất trong khu vực, do đó Chính phủ phải ưu tiên kiềm chế lạm phát trước bằng các chính sách thắc lưng buộc bụng, giảm chi tiêu và đầu tư. Chính những nước đi này làm cho tình trạng nền kinh tế càng bi đát, đang chịu ảnh hưởng khủng hoảng, cộng với chính sách của chính phủ đã làm nền kinh tế đình trệ, sản xuất không phát triển,
Tuy sau này, khi lạm phát đã được khống chế, nhưng vì các Doanh nghiệp đã nằm trong tình trạng khó khăn quá lâu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, những doanh nghiệp còn lại thì không đủ sức đẩy mạnh sản xuất vì thiếu vốn. Trong khi đó vốn được cấp chủ yếu từ Ngân hàng thương mại. Nhưng chính các Ngân hàng thương mại cũng gặp vô vàn khó khăn trong giai đoạn này đặc biệt là nợ xấu và đang trong giai đoạn tái cấu trúc cả hệ thống. Do đó, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng. Dù cả khi đã được hạ lãi suất, các Doanh nghiệp cũng không mạnh dạn vay để mở rộng sản xuất, vì các thị trường truyền thống nói riêng hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung vẫn để lại hậu quả lớn, thế giới phục hồi chậm. Vì vậy, họ thà cầm chừng còn hơn mạo hiểm đi vay mượn mà mang nợ vào người.
Tóm lại, do cả cơ cấu nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát ở nước ta, chính sách kinh tế của chính phủ đã khiến cả hệ thống nền kinh tế nước ta lâm vào khó khăn, đình trệ và suy thoái. Trong đó đặc biệt là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.