Hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 40 - 44)

III. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam 2008-

2.4.Hoạt động xuất nhập khẩu

Thời kỳ 2006 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh,một phần nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Trong giai đoa ̣n 2006-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần con số của thời kỳ 2001-2005; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 17,2%/năm. Năm 2011, kim nga ̣ch xuất khẩu tăng 33,3%, lên mức 96,26 tỷ USD. Năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn: từ 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng, tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP năm 2010 ở mức 155,4% và ước đa ̣t 169,8% vào năm 2011.

2.4.2. Nhập khẩu

Thời kỳ 2006 đến nay, kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: bình quân đạt 68,5 tỷ USD/năm, bằng 2,6 lần con số của thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Năm 2011, kim nga ̣ch nhâ ̣p khẩu đa ̣t 105,77 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước và đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây. Nhập siêu giai đoạn 2006-2010 tăng mạnh, bình quân đạt 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần con số 3,8 tỷ USD của thời kỳ 5 năm trước. Tỷ lê ̣ nhâ ̣p siêu/xuất khẩu tăng nhanh, từ mức 17,3% của thời kỳ 2001-2005 lên mức 22,3% giai đoa ̣n 2006-2010; tuy nhiên, tỷ lê ̣ này giảm ma ̣nh trong năm 2011, đa ̣t 9,9%.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tính toán từ số liê ̣u của TCTK.

Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

 Hoa ̣t đô ̣ng xuất nhâ ̣p khẩu bi ̣ ảnh hưởng do 2 tác đô ̣ng sau:

Tác động trực tiếp

Mặc dù nước ta đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu vẫn đạt được những tình hình khả quan đặc biệt là các mặt hang thế mạnh về như nông sản, hải sản, gạo và café, may mặc. Việt Nam đã trở thành nước đứng hạng thứ nhất về xuất khẩu gạo và café, mặt hàng may mặc tuy bị cạnh tranh và ảnh hưởng bởi suy thoái nhưng vẫn tăng nhẹ về số lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, căn bệnh trầm kha của xuất khẩu nước ta là mặc dù xuất khẩu với số lượng nhiều nhưng hầu hết là xuất khẩu dưới dạng thô, nguyên vật liệu nên giá trị lợi nhuận đạt được chưa thật sự cao. Bên cạnh đó thì suy thoái cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của nước ta như việc các thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản của nước ta áp dụng các chính sách bảo vệ hàng sản xuất trong nước, các luật về chống bán phá giá... Nhiều DN dệt may lớn thừa nhận, doanh thu trong năm nay có tăng nhưng lợi nhuận có thể giảm đến 50%. Ngoài ra theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta

đang mất dần lợi thế cạnh tranh và điều này có thể gây những hậu quả về sau với ngành xuất khẩu của nước ta.

Dù đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhưng nước ta vẫn là một trong những nước nhập siêu. Với sự can thiệp của chính phủ với các chính sách của mình đã giảm phần nào tình trạng nhập siêu này nhưng vẫn còn khá cao. Mặc dù nhập siêu ở mức khá cao nhưng do cuộc suy thoái kinh tế đã làm nhiều doanh nghiệp không đủ vốn sản xuất nên tỷ lệ nhập nguyên vật liệu, máy móc sản xuất giảm điều này gây trầm trọng thêm tình hình suy thoái.

Tác động gián tiếp

Ngoài tác động trực tiếp nêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu còn bị tác động một cách gián tiếp bởi suy thoái kinh tế.

- Suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất khó khăn, sản lượng hàng hóa trên thế giới sụt giảm. Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng cắt giảm sản xuất, lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường giảm, hoạt động thương mại quốc tế theo đó cũng gặp nhiều trở ngại.

- Suy thoái cũng làm giảm đầu tư. Có ba loại vốn đầu tư chính: đó là đầu tư nước ngoài, kiều hối, và xuất khẩu. Hiện nay, tất cả các nguồn vốn đó đều trong tình trạng thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế. Đầu tư vào xây dựng, công trình, sản xuất hạn chế dẫn đến kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đầu tư xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất đều giảm mạnh.

- Thông thường, suy thoái kinh tế dẫn đến lạm phát sẽ làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Giá cả hàng hóa tăng cao làm cho tiêu dùng hạn chế, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu. Nhu cầu về hàng hóa theo đó cũng giảm, hoạt động thương mại sẽ giảm hơn so với những năm trước.

- Nhu cầu của thị trường, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, sản xuất gặp khó khăn, nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân thấp dẫn đến việc họ cắt giảm chi tiêu của mình, ưu tiên hơn đối với những mặt hàng thiết yếu. Điều này đã dẫn đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ bị sụt giảm, cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu ở các quốc gia cũng giảm.

- Xuất nhập khẩu luôn đi kèm với tình hình biến động thị trường của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn suy thoái hiện nay, khi mà hoạt động của mỗi công ty, tập đoàn không giới hạn biên giới nữa thì ảnh hưởng dây chuyền đó lại nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Thị

trường xuất khẩu suy thoái, thị trường nhập khẩu suy thoái, hàng hóa ít, nhu cầu giảm, dẫn đến hoạt động thương mại quốc tế suy tụt.

- Bên cạnh những tác động đó, suy thoái kinh tế 2008 bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính và cũng ảnh hưởng tiêu cực nhất ở lĩnh vực đó xét trên bình diện toàn thế giới. Hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính sụp đổ, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn thách thức. Nguồn vốn của cả hệ thống kinh tế bị đe dọa dẫn đến sản lượng hàng hóa tụt giảm, sản xuất và tiêu dùng đều khó khăn. Do đó, thương mại quốc tế biến động theo chiều hướng đi xuống là điều không thể tránh khỏi.

- Suy thoái kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu, hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn trên thế giới tuyên bố phá sản, khiến cho thị trường tài chính lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, việc huy động vốn của các doanh nghiệp khó khăn hơn bao giờ hết, dẫn đến nguồn vốn để hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu cũng như khả năng thanh toán bị hạn chế.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, do tác động của suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống làm cho hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ (những yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất). Điều này cũng dẫn đến làm giảm lượng hàng hoá nhập khẩu.

- Chính sách kinh tế của một quốc gia cũng tác động đến hoạt động nhập khẩu, suy thoái kinh tế làm cho xuất khẩu giảm sút, khi đó tình trạng nhập siêu có thể gia tăng. Để tránh tình trạng đó và cân bằng cán cân thương mại, chính phủ các quốc gia có thể sẽ sử dụng một số các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật…nhằm giảm lượng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm Suy thoái kinh tế (Trang 40 - 44)