1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục
Quá trình giáo dục tồn tại như là một hệ thống luôn vận động, phát triển theo những quy luật vốn có của nó. Hoạt động giáo dục muốn đạt được kết quả mong muốn, nhà giáo dục không những phải nắm được các quy luật giáo dục mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các quy luật giáo dục trong việc lựa chọn nội dung, vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí, đặc điểm nhân cách của người được giáo dục. Những quy luật giáo dục được phản ánh trong những luận điểm chung, cơ bản, đó là các nguyên tắc giáo dục.
Nguyên tắc giáo dục có cơ sở khách quan là những mối liên hệ có tính quy luật được nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và được hình thành, phát triển trên cơ sở nhận thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy luật khách quan đó trong thực tiễn giáo dục. Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm mang tính chuẩn mực, được kế thừa và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường.
Vậy nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức
giáo dục nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ giáo dục. 2. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục
Để xác định các nguyên tắc giáo dục trong nhà trường, cần căn cứ vào mục đích mục tiêu giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục; căn cứ vào đặc điểm của người được giáo dục, đặc biệt là phải dựa vào các quy luật của quá trình giáo dục và thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giáo dục. Quá trình giáo dục cần thực hiện tốt bảy nguyên tắc giáo dục cơ bản sau:
a) Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục
Giáo dục về thực chất là quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng nhằm chuyển hóa những yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cá nhân người được giáo dục. Trong thực tiễn, mọi lĩnh vực hoạt động của con người nói chung, hoạt động giáo dục và tự giáo dục nói riêng bao giờ cũng hướng tới một mục đích, mục tiêu nhất định. Cụ thể là, quá trình giáo dục phải góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong phạm vi nhà trường, hoạt động giáo dục phải nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người phát triển toàn diện. Đó là mẫu người lí tưởng mà mọi hoạt động giáo dục - đào tạo phải đạt tới. Trong quá trình giáo dục thông qua các loại hình hoạt động nội khóa và ngoại khóa phải giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan khoa học biện chứng và các phẩm chất nhân cách cho học sinh; giáo dục ý thức và năng lực tham gia tích cực các hoạt động xã hội, qua các loại hình hoạt động và giao lưu, các em sẽ nhận thức được ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, có thái độ đúng đắn và rèn luyện được những hành vi, thói quen văn minh hướng tới sự hoàn thiện nhân cách theo
những chuẩn mực mà xã hội đã quy định.
Như vậy nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quá trình giáo dục là nguyên tắc quan trọng, nó có vai trò chỉ đạo và định hướng cho mọi hoạt động giáo dục thông qua việc xác định các nhiệm vụ giáo dục cụ thể; việc lựa chọn và đổi mới nội dung; việc vận dụng phối hợp các phương pháp, các hình thức giáo dục nhằm đạt kết quả giáo dục mong muốn.
b) Nguyên tắc đảm bảo giáo dục phải gắn liền với cuộc sống, với lao động
Giáo dục là quá trình chuyển hóa những giá trị xã hội thành những thang giá trị và thước đo giá trị của từng cá nhân làm cho mỗi cá nhân có cuộc sống phong phú về cả thể chất và đời sống tâm lí. Những giá trị của nhân cách phản ánh bản chất xã hội của cá nhân chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu, thông qua cuộc sống thực tiễn muôn màu muôn vẻ. đặc biệt thông qua lao động.
Lao động là loại hình hoạt động cơ bản bởi lẽ những mối quan hệ, những phẩm chất, những nét tính cách, những tình cảm những thói quen tốt ... được hình thành trong lao động có ý nghĩa sâu sắc và luôn giữ lại những dấu ấn đậm nét trong cuộc sống của con người. Vì vậy quá trình giáo dục phải gắn liền với cuộc sống, gắn liền với lao động và hoạt động xã hội thông qua thực tiễn hoạt động và giao lưu; qua giáo dục lao động thì nhân cách càng phát triển hoàn thiện.
Để thực hiện nguyên tắc giáo dục gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gắn liền lao động, việc tổ chức các loại hình hoạt động nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, cần chú ý:
phú và đa dạng ở địa phương nhằm gắn liền hoạt động giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Thông qua hoạt động thực tiễn qua giao tiếp với mọi người trong xã hội, bản thân mỗi học sinh nhận thức được tính phức tạp trong các mối quan hệ giữa người và người, giữa các nhóm xã hội ... Trong cộng đồng: Từ đó, bản thân các em có thái độ đúng đắn và tự nhận thức được nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân đối với xã hội.
- Tổ chức cho học sinh tự giác, tích cực tham gia các hoạt động lao động góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, góp phần tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân, cho gia đình và phần nào có sự đóng góp cho xã hội. Thông qua lao động, những phẩm chất nhân cách tốt đẹp dần dần được hình thành và những tình cảm, niềm tin, những thái độ đúng đắn về giá trị, về những chuẩn mực do xã hội quy định cũng phát triển và được củng cố bền vững.
- Trong thực tiễn giáo dục cần tạo điều kiện để học sinh có thể hòa nhập với thực tiễn cuộc sống, tránh tình trạng tách rời quá trình giáo dục với cuộc sống, với thực tiễn lao động xây dựng đất nước.
c) Nguyên tắc giáo dục trong tập thể
Tập thể là một nhóm, một cộng đồng người cùng chung hoạt động vì một mục đích nhất định. Tập thể sư phạm là một phương tiện giáo dục là môi trường hoạt động, giao lưu giữa các thành viên, là phương thức giáo dục nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân. Trong tập thể, mỗi cá nhân đều ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình; đều tích cực tu dưỡng, rèn luyện va liên kết với nhau vì một mục đích chung chân chính, thông qua những hoạt động chung có kế hoạch, có 28
nội dung và được tổ chức chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích chung cho tập thể và riêng cho mỗi cá nhân.
Vì vậy, tập thể vừa là môi trường sư phạm, vừa là phương tiện giáo dục, rèn luyện, hình thành và phát triển nhân cách. Trong tập thể, mỗi cá nhân, một mặt chịu sự ảnh hưởng tác động của bạn bè, của dư luận chung một cách thường xuyên để không ngừng tự giáo dục tự hoàn thiện mình về phẩm chất nhân cách, về năng lực, về tình cảm, hành vi, thói quen... Mặt khác, mỗi thành viên trong tập thể lại có ảnh hưởng tác động tích cực trở lại góp phần xây dựng, củng cố tập thể và qua đó họ không ngừng vươn lên, trưởng thành cùng với sự phát triển bền vững của tập thể học sinh.
Để tập thể học sinh vừa là đối tượng, là phương tiện giáo dục của nhà sư phạm, vừa là môi trường tự giáo dục tự rèn luyện, có hiệu quả của học sinh trong quá trình giáo dục, chúng ta cần chú ý một số biện pháp chính sau đây:
- Cần tổ chức xây dựng tập thể học sinh (tập thể sư phạm) theo đúng nghĩa của nó: một tập thể bao gồm các cá nhân có cùng chung những hoạt động nhằm thu hút lôi cuốn mọi thành viên trong tập thể cùng tích cực tham gia và hướng tới mục đích giáo dục toàn diện; Trong tập thể cần tạo ra được những dư luận lành mạnh nhằm tác động tới mọi cá nhân, động viên, khuyến khích họ hưởng ứng dư luận tốt và có thái độ phê phán, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực những lối sống buông thả, những hành vi, thói quen thiếu văn hóa ...
- Cần phát huy những ảnh hưởng, tác động tích cực của mỗi cá nhân đối với sự phát triển không ngừng của tập thể; phát huy vai trò của cá nhân trong việc đấu tranh chống những biểu hiện
tiêu cực, những lối sống, những hành vi, những thói quen không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ, ... của xã hội;
- Cần coi trọng đúng mức lợi ích của cá nhân trong sự thống nhất với lợi ích chung của tập thể lợi ích cá nhân chân chính sẽ là động lực thúc đẩy trực tiếp sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên trong quá trình giáo dục, nhà sư phạm cũng không nên "cực đoan hóa": quá đề cao lợi ích của cá nhân hoặc quá coi trọng lợi ích cửa tập thể tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể.
d)Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của học sinh kết hợp với yêu cầu cao đối với các em
Quá trình giáo dục muốn đạt được kết quả cao, nhà giấáodục trước hết phải tôn trọng nhân cách đối tượng giáo dục của mình. Người học sinh trong quá trình giáo dục vừa là đối tượng, là khách thể đồng thời lại là chủ thể tự giáo dục nhằm biến những yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cá nhân. Với tư cách là một cá nhân, một con người, một nhân cách, lại là chủ thể tự giáo dục, mỗi học sinh đều có mong mưun được tôn trọng và tự khẳng định mình. Vì vậy, nhà giáo dục phải tôn trọng nhân cách của học sinh, đặc biệt là tôn trọng đời sống nội tâm với những nét cá tính. những tình cảm riêng tư... Việc tôn trọng, thông cảm, tin tưởng và đánh giá đúng bản chất đối tượng giáo dục của mình, nhà giáo dục sẽ nâng cao lòng tự trọng , tự tin, ... kích thích tính tích cực phấn đấu vươn lên của học sinh và sẽ có cơ hội đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn. Song, càng tôn trọng nhân cách của học sinh bao nhiêu thì càng phải đưa ra những yêu cầu cao đối với các em bấy nhiêu. Đó là những yêu cấu hợp lí về năng lực, về phẩm chất, về ý thức tổ chức kỷ luật, về lối sống, tình cảm và niềm tin,... Những yếu cầu
đó phải phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục; phù hợp với trình độ phát triển và những điều kiện tự giáo dục, tự hoàn thiện của học sinh. Mặt khác, việc tôn trọng và yêu cầu cao sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực tu dưỡng rèn luyện của các em trong hoạt động và cuộc sống. Tuy nhiên, những yêu cầu cao phải có tính khả thi, có khả năng mang lại hiệu quả giáo dục và tự giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, với tư cách là nhà sư phạm, giáo viên cần đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh; luôn nghiêm khắc nhưng chân thành, tin tưởng, thiện chí và thương yêu học sinh; kịp thời phát huy ưu điểm và động viên, giúp đỡ các em khắc- phục những thiếu sót khuyết điểm .trong cuộc sống. Đặc biệt, nhà giáo dục phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức, về lối sống, phải có nghệ thuật sư phạm điêu luyện, tuyệt đối tránh sự thô bạo, thiếu tôn trọng, định kiến: hoặc quá nuông chiều, dễ dãi, bỏ qua những sai sót của các em, ...
e) Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp thống nhất giữa hoạt động giáo dục của giáo viên và tự giáo dục của học sinh trong quá trình sư phạm .
Quá trình giáo dục chỉ có thể đạt được kết quả tối ưu khi mọi tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà sư phạm được diễn ra một cách có hệ thống, liên tục và kế tiếp nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, trong quá trình giáo dục. giáo viên giữ vai trò chủ đạo, vai trò tổ chức, điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen... cho học sinh. Người học sinh trong quá trình giáo dục không tiếp nhận những tác động giáo dục từ phía giáo viên một cách thụ động. mà họ luôn tồn tại với tư cách vừa là đối tượng, là khách thể đồng thời là
chủ thể tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn. luyện và tự hoàn thiện mình. Mối quan hệ tương tác giữa hoạt động của nhà giáo dục và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của người được giáo dục diễn ra thường xuyên trong môi trường sư phạm và luôn ảnh hưởng, chi phối, phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất biện chứng với nhau, phản ánh tính quy luật của quá trình giáo dục.
Để đạt hiệu quả giáo dục cao, trong quá trình giáo dục, người giáo viên với tư cách là nhà giáo dục phải có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục. có phương. pháp và nghệ thuật sư phạm, biết cách ứng xử sư phạm khéo léo ... Và người học sinh, với tư cách là chủ thể tự giáo dục, tự đào tạo phải tự giác, tích cực, tự vận động, phát triển không ngừng dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
g) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Nhà trường, gia đình và xã hội là những môi trường Giáo dục quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Sự phát triển nhân cách luôn bị chi phối bởi những tác động, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, thường xuyên, tự phát và có mục đích của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như vai trò của gia đình, ảnh hưởng giáo.dục của ông bà, cha mẹ, anh chị em và những tác động từ nhiều phía trong môi trường xã hội. Những tác động phức hợp đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các phẩm chất, các nét tính cách cần thiết phù hợp với những yêu cầu khách quan của đời sống xã hội với mỗi cá nhân. Trong những ảnh hưởng. tác động phức hợp giữa nhà trường. gia đình và xã hội đó. tác động giáo dục có mục đích. có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp của nhà trường nói chung, của giáo viên 32
chủ nhiệm lớp nói riêng giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục gia đình và các lực lượng giáo dục của các đoàn thể xã hội cũng có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt:
- Vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường được thể hiện ở chỗ nó định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh mà gia đình và xã hội cùng kết hợp thực hiện. Mặt khác, hoạt động giáo dục của nhà trường còn khai thác có chọn lọc những tác động tích cực của giáo dục gia đình, xã hội, đồng thời góp phần điều chỉnh hoặc ngăn chặn những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của một số gia đình và môi trường xã hội.
- Vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục gia đình được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Sự giáo dục gia đình là cơ sở. là nền tảng cho giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Truyền thống gia đình, nề nếp gia phong và lối sống văn hóa của các thế hệ trong gia đình, trong nội tộc,... có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em.