Nội dung và các biện pháp công tác của giáo viên chủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 141 - 161)

Thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn và quan tâm tới việc tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp mình;

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường gia đình và xã hội thông qua việc tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa cho học sinh về các mặt đức dục, trí dục, thể dục, mĩ đục lạo động, góp phần hình thành. phát triển mẫu người toàn. diện trong tương lai.

II - Nội dung và các biện pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp. lớp.

Trong nhà trường, với các chức năng tồ chức quan lí, giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người xây dựng và củng cố các mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm vôi các giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn TNCS và Đội TNTP Hồ Chí Minh, với Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp bao gồm những công việc cụ thể sau:

1. Quán triệt, nằm vững đường lối, nguyên lí, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước để trên cơ sở đó vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.

Hoạt động giáo dục luôn gắn liền với những biến đổi vé chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng tất cả những biến đổi này được học sinh tiếp nhận thông qua kinh nghiệm sống và khả năng nhận thức của bản thân họ. Do đó, để sự tiếp nhận của học

sinh được dễ dàng hơn, đạt tới mục đích của định hướng giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm lớp với tư cách là người "cố vấn chính trị, xã hội" cho học sinh phải hiểu rõ được những định hướng quan trọng đói với từng bước đi của xã hội đo Đảng và Nhà nước lãnh đao, đặc biệt là những quan điểm phát triển giáo dục trong từng giai đoạn lịch sử để từ đó soi sáng vào những hoạt động cụ thể của nhà trường, của lớp học, tạo cơ sở lí luận khoa học cho việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt đông giáo dục đo mình phụ trách.

2. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống lí luận giáo dục nói chung và bổ sung thường xuyên tri thức giáo dục hiện đại cập nhật, làm chỗ dựa cho hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Đây là công việc thường xuyên, rất cần thiết của người giáo viên. chủ nhiệm lớp nhằm củng cố, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ một cách có hệ thống, liên tục, là cơ sở cho quá trình hình thành tay nghề và nghệ thuật sư phạm.

3. Nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dục của trường phổ thông, của khối lớp về kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học kì.

Những nội dung về những vấn đề nêu trên được thể hiện trong các văn bản của trường phổ thông (mục tiêu cấp học; chỉ thị năm học; chương trình giảng dạy môn học; kế hoạch năm học của trường v.v..). Nội dung của những văn bản này vừa mang tính định hướng chung, vừa mang tính cụ thể trong khi triển khai công tác giáo dục, đồng thời nó còn như là cơ sờ pháp lí của Nhà nước trong việc chỉ đạo, xem xét, đánh giá hoạt động của tập thể và cá nhân học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp. ,

4. Thiết lập kế hoạch, nội dung công tác chủ nhiệm lớp - đây là nhiệm vụ trung tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm được nhà trường giao phó.

Theo K.Đ. Usinxki, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Trong quá trình giáo dục người học sinh vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể tích cực hoạt động sáng tạo với đời sống nội tâm phong phú và những nét tính cách đa dạng. Người giáo viên chủ nhiệm muốn thành công trong hoạt động sư phạm của mình thì không thể giáo dục một cách chung chung. trừu tượng mà phải có các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm tâm lí, nhân cách của từng học sinh trong tập thể lớp. Muốn vậy, trước hết giáo dục chủ nhiệm phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm và điều kiện sống để nắm vững đối tượng học sinh. Cụ thể như:

- Nghiên cứu hồ sơ của học sinh (Sơ yếu lí lịch gia đình, học bạ, sổ điểm, biên bản họp lớp, bản kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá của cá nhân ); .

- Nghiên cứu các sản phẩm học tập và hoạt động của học sinh (những bài kiểm tra, bài thi, báo tường, tranh vẽ, nhật kí, sản phẩm lao động, giáo dục thể chất...);

- Quan sát những biểu hiện tích cực hay tiêu cực trong các hoạt động học tập, lao động, thể thao, văn nghệ, vui chơi ... hằng ngày;

- Trao đổi, trò chuyện, trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh, với cán bộ lớp, Đoàn, Đội, với giáo viên bộ môn ... , về những nội dung cần tìm hiểu;

hiểu hoàn cảnh và có biện pháp giáo dục thích hợp; - Tiến hành điều tra và thực nghiệm tự nhiên,v.v...

Nhờ các biện pháp đa dạng đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có thể thu lượm được một khối lượng thông tin lớn về lớp chủ nhiệm của mình. Nhà giáo dục cần nghiên cứu, phân tích, xử lí những thông tin đó bằng nhiều hình thức khác nhau để nhận xét, đánh giá và hiểu bản chất học sinh của mình. Cần ghi chép, theo dõi tiến trình phát triển của các em dưới dạng nhật kí công tác chủ nhiệm lớp.

Để hoàn thành công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệt tình với nghề, có lòng nhân ái đối với học sinh mà cân thiết phải có phương pháp làm việc khoa học: Tính khoa học của công tác giáo dục học sinh được biểu hiện dưới nhiều góc độ song cái bao trùm lên tất cả là công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục (hay còn gọi là thiết kế quá trình giáo dục). Công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức đa dạng và phong phú. Họ không chỉ là người đưa ra được những định hướng, nội dung giáo dục của lớp mình một cách đúng đắn, phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục, mà còn là người tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả đạt được của tập thể lớp học và của bản thân. Với những đặc điểm phức tạp đó, việc hoạch định một kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành hoạt động được coi là cơ sở đảm bảo cho học sinh giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc làm này vừa là trách nhiệm, vừa như là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm, nó phản ánh rõ nét năng lực thiết kế và dự đoán của họ trong công tác giáo dục. Đây là một phẩm chất cực kì cần thiết đối với người làm công tác giáo dục.

Thực tiễn giáo dục ở các trường phổ thông cho thấy rằng, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tình hình, đặc điểm của năm học (hoặc trong học kì hay một tháng);

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu về các mặt giáo dục; Tình hình về đặc điểm của lớp, những thuận lợi và khó khăn (chủ quan, khách quan về số lượng, về chất lượng đạo đức, trình độ học vấn, về ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, thẩm mĩ, về ý thức tổ chức kỉ luật...).

- Những mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện của lớp;

- Những nhiệm vụ cụ thể về các mặt học tập, rèn luyện đạo đức lao động, thể chất, thẩm mĩ (được chi tiết hóa thành những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể);

- Những biện pháp thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu đã quy định;

- Những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về thời gian, kinh phí, về các phương tiện, người phụ trách cụ thể, chi tiết từng côngvv…

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp tuy được xây dựng trên cơ sở tính đếm tới những tiền đề và điều kiện thực tế nhất định, song trong quá trình thực hiện, cần bổ sung và điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với những biến động thường xảy ra trong thực tiễn theo những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo nói chung, của nhà trường, của lớp nói riêng.

Công tác kế hoạch hóa đối với nhiệm vụ giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp thường bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

- Thu thập và xử lí các dạng thông tin có liên quan tới nội 145

dung hoạt động giáo dục (hệ thống mục tiêu giáo dục và dạy học của ngành, của trường; các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; những đặc điểm về các mặt đạo đức, học lực xu hướng nghề nghiệp, hứng thú, sức khỏe của học sinh lớp mình chủ nhiệm; những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình học sinh tập quán, phong tục và đặc điểm cộng đồng nơi học sinh ở).

Các dạng thông tin cần thu thập để giúp người giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tổ chức quản lí học sinh bao gồm.

+ Tình hình chung của lớp chủ nhiệm:

• Tổng số học sinh (nam, nữ; dân tộc; tôn giáo);

• Tổ chức cán bộ lớp (lớp trưởng; lớp phó; tổ trưởng các tổ; cán sự các mảng công việc của lớp);

• Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (bí thư chi đoàn; phó bí thư chi đoàn; tổng số đoàn viên; những học sinh ngoài tổ chức đoàn);

• Những thành viên tích cực trong lớp;

• Những học sinh có năng lực, học sinh nổi trội về văn nghệ; thể dục, thể thao;

• Những học sinh có năng lực học tập yếu kém; • Những học sinh cá biệt;

• Những học sinh có hoàn cảnh khó đặc biệt; • Những học sinh là con em viên chức nhà nước; • Số học sinh là con em công nhân, nông dân; • Số học sinh là con em diện chính sách;

+ Tình hình khái quát về từng học sinh (gồm phần lí lịch trích ngang của học sinh và phần gia đình):

• Họ tên học sinh;

• Nam, nữ, dân tộc, tôn giáo; • Năm sinh;

• Quê quán, trú quán; • Sức khỏe;

• Học lực; • Đạo đức;

• Năng lực nổi trội;

• Những công tác tham gia trong tập thể lớp; • Nhóm bạn;

+ về phần gia đình:

• Họ tên bố, mẹ, nghề nghiệp, trình độ văn hoá; • Số lượng anh chị em ruột;

• Thành phần gia đình;

• Địa chỉ nơi ở của gia đình, số điện thoại; • Tình hình kinh tế,

Tất cả những dạng thông tin như trên chỉ được coi như những thông tin mẫu có tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh, những dạng thông tin cần thiết sẽ được bổ sung một cách thích hợp. Đồng thời sau khi thu thập, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành sàng lọc, phân loại, dự kiến trước cách xử lí tương ứng phù hợp với những điều kiện khách quan, chủ quan, những thuận lợi và khó khăn cụ thể của đối tượng giáo dục.

- Xác định đủ và chính xác các hoạt động giáo dục phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh của lớp của trường và địa

phương.

- Thiết lập mối liên quan giữa hoạt động và thứ bậc ưu tiên của từng loại hoạt động.

- Dự kiến các tình huống có thể và hướng giải quyết tương ứng để bản kế hoạch có tính khả thi, sát với điều kiện thực tế. Người giáo viên chủ nhiệm phải đặt ra các tình huống có thể xảy ra và dự kiến được câu trả lời. Những tình huống đó có thể là: Bản kế hoạch cần những yếu tố nào? Những hoạt động nào cần được ưu tiên giải quyết trước? Các lực lượng được sử dụng để thực thi các hoạt động; không gian và thời gian tiến hành hoạt động; những kết quả đạt được của mỗi hoạt động về mặt giáo dục và giáo dưỡng; sự biến thiên các yếu tố tham gia vào hoạt động và các giải pháp giải quyết tương ứng.

Sau những giai đoạn trên giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện những ý tưởng của mình bằng một bản kế hoạch cụ thể. Bản kế hoạch có thể được soạn thảo theo một số hình thức sau:

- Hình thức lập bảng

Kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm Tháng... Năm học...

Hoạt Các hoạt Địa điểm Biện pháp Thời Tổ chức

động động cụ hình thức gian nhân sự

chính thể tổ chức tiến hành

- Bản kế hoạch cũng có thể xây dưng theo hình thức sơ đồ. Thực chất sơ đồ là sự cụ thể hóa các công việc mang tính trực

giác giúp giáo viên chủ nhiệm dễ dàng thực hiện đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng ý tưởng hoạt động của bản thân trong công tác chủ nhiệm. Sơ đồ giúp giáo viên xác lập được thứ tự ưu tiên các hoạt động và điều chỉnh chúng khi cần thiết. Mẫu sơ đồ dưới đây mô tả kế hoạch tổng thể trong tuần của giáo viên chủ nhiệm.

Kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm Tháng...: Năm học... ..:...

Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy rõ các hoạt động tập thể (giáo dục, dạy học, ngoại khóa) được cụ thể hóa theo các cột, sắp xếp ưu tiên (1, 2, 3) và cuối cùng là đánh giá sau mỗi hoạt động.

Có thể xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lập với sự kết hợp giữa hình thức sơ đồ và bảng. Trên sơ đồ chỉ ra những hoạt động chung nhất và thứ tự ưu tiên tiến hành, còn bảng thường được thiết lập sau sơ đồ, là sự cụ thể, chi tiết hóa tên và cách thức tổ chức hoạt động đã được đề cập trên sơ đồ.

Việc thiết lập kế hoạch chủ nhiệm lớp là công việc của"người giáo viên chủ nhiệm trước mỗi năm học, hằng tháng, hằng tuần, thời gian của kế hoạch càng ngắn thì công việc được đặt ra càng phải cụ thể, biện pháp giải quyết càng phải thiết thực, rõ ràng. Chẳng hạn, kế hoạch chủ nhiệm một tuần phải đề cập tới; nội 149

dung hoạt động những yêu cầu đặt ra đối với mỗi nội dung; đối tượng tham gia; người điều hành hoạt động; các lực lượng hỗ trợ, thời gian, địa điểm tiến hành; đánh giá hiệu quả.

Tuy nhiên cho dù là kế hoạch chủ nhiệm ứng với một giai đoạn, một nhiệm vụ nào của công tác giáo dục người giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt một số vấn đề cơ bản sau:

+ Mục tiêu chung, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của trường;

+ Những đặc điểm nổi bật của đối tượng giáo dục;

+ Những đặc điểm về các mối quan hệ xã hội của mỗi học sinh và tập thể học sinh;

+ Những hoạt động của các tổ chức Đoàn, Đội;

+ Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ... của địa phương;

+ Chiều hướng phát triển trong từng hoạt động của đối tượng giáo dục (thuận lợi, khó khăn);

+ Sự biến động của những yếu tố chi phối hoạt động và các biện pháp điều chỉnh dự kiến; ..

+ Biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tiễn của học sinh; ..

5. Tổ chức liên kết sức mạnh giáo dục tổng hợp của cácbộ phận sư phạm trong trường cũng như các tổ chức đoàn thể, . xã hội những doanh nghiệp sản xuất, những cơ sở văn hoá ngoài trường nhằm tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, liên tục khép kín tác động tới sự hình thành nhân cách của học sinh

Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục là một

nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Tiềm năng giáo dục của xã hội là rất to lớn, song do tính tự phát của nó tới quá trình giáo dục, vì thế cần thiết phải có những đầu mối liên kết, tổ chức theo một mục đích xác định. Công việc

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 141 - 161)