-Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 167 - 169)

Quá trình hình thành và phát triển của tập thể học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp thường được diễn ra qua các giai đoạn nhất định. Việc phân chia các giai đoạn cần căn cứ vào các tiêu chí đặc trưng cơ bản như:

Trong mỗi giai đoạn đó ai đã đề ra các yêu cầu đối với tập thể (giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, cán bộ lớp hay bản thân các thành viên trong tập thể);

Các thành viên trong tập thể đã chấp nhận các yêu cầu của tập thể như thế nào, với động cơ gì ? (có tự nguyện, tự giác hay cưỡng bức và chấp nhận vì mục đích gì, vì ai, ... ) .

Dựa vào các tiêu chí cơ bản đó, quá trình phát triển của tập thể học sinh thường diễn ra qua ba giai đoạn chủ yếu sau:

1. Giai đoạn thứ nhất

Giáo viên tổ chức, hình thành xây dựng tập thể học sinh. Trong giai đoạn này, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người tập hợp các thành viên trong tập thể, quan tâm và chăm lo tới những thuận lợi, những khó khăn ban đầu và đưa các hoạt động của tập thể dần dần vào nề nếp.

Trong giai đoạn đầu tiên này, giáo viên phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của tập thể. Thông qua hoạt động, giáo viên và tập thể phát hiện những thành viên tích cực và phát hiện các mối quan hệ phụ thuộc, từ đó hoàn thiện dần đội ngũ cán bộ tự quản trong tập thể học sinh.

2. Giai đoạn thứ hai

Các thành viên trong tập thể đã có sự phân hóa rõ nét. Trong giai đoạn này, một số thành viên tích cực, hăng hái nhiệt tình . tham gia các hoạt động đã xuất hiện. Họ đã thể hiện khá rõ nét những phẩm chất, năng lực của bản thân trong các lĩnh vực hoạt động học tập, lao động, văn nghệ, thể thao, v.v.. với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao và đã có ảnh hưởng tới các thành viên khác trong tập thể. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện những người thụ động, bảo sao làm vậy, luôn dửng dưng chẳng quan tâm tới ai, theo chủ nghĩa trung bình để chẳng ai động đến mình là được. Và tất nhiên, trong sự phân hóa đó, các cá nhân chậm tiến, những học sinh cá biệt cũng xuất hiện và bộc lộ rõ những

nhược điểm sự yếu kém trong các lĩnh vực hoạt động của tập thể.

Trên cơ sở phân hóa đó, với nghệ thuật sư phạm của mình, nhà giáo dục phải từng bước xây dựng, củng cố uy tín và phát huy ảnh hưởng của những thành viên tích cực; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể; sử dụng hết. khả năng giáo dục của tập thể đối với từng cá nhân thông qua những yêu cầu ngày cao và những dư luận, những ảnh hưởng, tác động thường xuyên của tập thể.

3. Giai đoạn thứ ba

Tập thể học sinh đã phát triển mạnh mẽ: Những yêu cầu nhà- giáo dục đã trở thành yêu cầu của cả tập thể và nhu cầu phát triển của từng cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa lợi ích của- tập thể và cá nhân, sự phù hợp giữa những yêu cầu khách quan với nhu cầu phát triển chủ quan trong quá trình giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn này, tập thể đã thực sự là môi trường, là phương tiện để giáo dục, hình thành rèn luyện và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tập thể trở thành nhân tố giáo dục và tự giáo dục, một tập thể tự quản vững mạnh phát huy ảnh hưởng tích cực thông qua dư luận tốt đẹp ... Khi đó, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là cố vấn cho các cán bộ lãnh đạo của tập thể học sinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 167 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w