Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người giáo

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 136 - 141)

nhiệm lớp (GVCNL)

1. Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường phổ thông hiện nay, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi hoạt động của nhà trường đều được triển khai tại các lớp thông qua mạng lưới giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công phụ trách những lớp học xác định.

Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp là dưới thay mặt Ban Giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học. Theo hệ thống tổ chức học sinh của các trường học mỗi trường đều bao gồm hệ thống các khối lớp, mỗi lớp bao gồm một số học sinh ổn định, có cùng độ tuổi cùng trình độ nhận thức và cùng thực hiến những nhiệm vụ học tập, giáo dục nhất định. Được sự phân công của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thường là giáo viên giảng dạy một. môn học đồng thời là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp

Mỗi giáo viền chủ nhiệm nhận quản lí một lớp học trong một thời gian của khóa học (thường thì một năm học và cũng có thể là cả khóa học). Những giáo viên chủ nhiệm thuộc một khối là được tổ chức thành một tổ chủ nhiệm. Những chủ trương kế

hoạch của nhà trường được các giáo viên chủ nhiệm lĩnh hội và thực hiện việc triển khai, tổ chức các hoạt động của lớp thông qua hệ thống cán bộ lớp, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh và những tổ chức xã hội có liên quan. Đối với mỗi lớp học, GVCNL giữ vai trò như một "thủ trưởng hành pháp và tư pháp" có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức các hoạt động đa dạng của học sinh theo mục đích chung của nhà trường, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về kết quả hoạt động của tập thể cũng như của mỗi học sinh trong lớp, là người động viên. khích lệ, xử lí các tình huống tiêu cực của học sinh. Với vốn sống và kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là rất cần thiết đối với sự phát triển tênh diện của lớp học.

2. Những chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Hiệu trưởng trong công tác tổ chức, quản lí toàn diện hoạt động của học sình trong. một lớp học.

Để triển khai các mặt hoạt động của nhà trường một cách thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ những mục đích xác định trong công tác giáo đồ người giáo viên chủ nhiệm - thành viên của Hội đồng giáo dục sẽ thay mặt Hiệu trưởng (xét về mặt quyền lực hành chính) sẽ tiến hành tổ chức thực hiện đến từng học sinh, điều khiển, chỉ đạo nắm bắt các hoạt động trong lớp, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp cũng như của mỗi học sinh. Sự điều hành chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ đảm bảo sự thông suốt các thông tin quản lí từ Hiệu trưởng xuống lớp và ngược lại, từ mỗi học sinh tới Hiệu trưởng. Có thể nói, với chức năng này, giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Hiệu trưởng với các tập thể học sinh trong

trường và tới mỗi học sinh. Điều đó giúp cho sự điều hành của Hiệu trưởng có cơ sở thực tiễn, sát hợp với tính phong phú, đa dạng và sự biến đổi không ngừng của hoạt động giáo dục, bao gồm trong nó hoạt.động dạy học, hoạt động giáo dục, giúp cho Hiệu trưởng có được những thông tin chuẩn xác để đề xuất được những định hướng, kế hoạch và giai pháp đúng, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lí của Hiệu trưởng.

- Chức năng thứ hai của giáo viên chủ nhiệm là tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt để trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh (của tập thể) tính tích cực, chủ động của học sinh.

Sự trưởng thành của mỗi tập thể học sinh gắn liên với nâng lực tự quản của tập thể đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh khi mỗi thành viên trong tập thể có ý thức vì tập thể, được cuốn hút bởi một lực lượng cất cán mạnh (bao gồm đội ngũ cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn, tổ trưởng, phân đoàn trưởng và những phần tử tích cực khác), có sự đoàn kết nhất trí giữa các thành viên trong lớp, có dư luận tập thể lành mạnh, luồn đứng về lẽ phải, biết bảo vệ cái chân thiện, mĩ và biết đả phá lên án những hành vi, lối sống tiêu cực. Một tập thể học sinh mạnh là một tập thể có khả năng tự định hướng phấn đấu cho tập thể, thiết lập được kế hoạch và tổ chức hoạt động, biết tự đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của phong trào lớp, biết đặt những mốc phấn đấu vừa sức, có hiệu qua.

Tất cả những công việc nêu nện trong quá trình hoạt động của lớp giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người hướng dẫn, điều khiển phải đóng vai trò như một cố vấn trên các mặt: định hướng, tổ chức, triển khai, đánh giá các mặt hoạt động của tập thể thực hiện vai trò của người cô vấn học sinh, không trực tiếp

tham gia vào các hoạt động của lớp học, song phải là điểm tựa về đường hướng hoạt động là người bao quát nhìn nhận đánh giá và điều chỉnh, là người cố vấn đối với tập thể học sinh giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm thường xuyên tới việc chọn lựa bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt của lớp, nâng cao năng lực điều hành tập thể và uy tín của đội ngũ này, động viên sức sáng tạo, phát triển tiềm năng của một thành viên trong lớp...

- Chức năng thứ ba của giáo viên chủ nhiệm lớp là tổ chức, phối hợp điều tiết các tác động giáo dục giữa nhà trường với các tô chức, đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

Sự hình thành nhân cách của học sinh diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc Để đảm bảo tính liên tục, hệ thống và mục đích với vai trò chủ đạo, mang tính quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giáo viên chủ nhiệm người thay mặt cho Hiệu trưởng, đại điện cho tác động giáo dục chủ đạo, sẽ như là cầu nối chuyển tải những chủ trương nhiệm vụ, mục đích giáo dục của nhà trường những thông tin phản ánh kết quả phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh tới cha mẹ học sinh, tới các tổ chức và đoàn thể xã hội để nâng cao nhận thức về trách nhiệm của họ đối với thế hệ trẻ tạo ra những điều kiện cần thiết về không gian, về thời gian, về biện pháp, về cơ sở vật chất cho nhà trường, cho lớp trong công tác giáo dục ngược lại, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng sẽ được giáo viên chủ nhiệm lớp triển khai tới mỗi học sinh trong lớp, làm cho hoạt động của lớp, của mỗi học sinh hòa nhập vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của địa phương: Giáo viên chủ nhiệm còn là người đại điện cho quyền lợi của học sinh trong lớp, sẽ phản ánh những nguyện vọng, nhu cầu của học sinh với Hội đồng giáo dục nhà trường, với Hiệu trưởng và các

tổ chức xã hội ngoài trường một cách thường xuyên cập nhật, đảm bảo giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của học sinh.

- Chức năng thứ tư của giáo viên chủ nhiệm lớp là chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả toàn diện trong quá trình rèn luyện của mỗi học sinh và hoạt động của mỗi nhóm, mỗi tổ cũng như của toàn lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp hơn ai hết' trong hội đồng giáo dục là người theo sát từng bước phát triển của mỗi học sinh và của cả lớp. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao vai trò tự quản, tự rèn luyện của học sinh, để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, động viên khích lệ một cách khách quan những hoạt động nhiều về của học sinh, giáo viên cần theo sát, kiểm tra, nhắc nhở và đánh giá đúng mức các kết quả hoạt động của các em nhằm đạt tới mục tiêu cần thiết. Để đảm bảo đưa ra được những nhận định, đánh giá đúng mức, khách quan, có tính giáo dục phù hợp với từng học sinh, từng kiểu loại hình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có sự liên kết, phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với đội ngũ cán bộ tự quản của lớp, Hội cha mẹ học sinh, những giáo viên bộ môn dạy ở lớp mình trong quá trình thu thập và xử lí thông tin. Mặt khác, để cho sự đánh giá tránh khỏi những yếu tố chủ quan, mặc cảm, định kiến cả về phía giáo viên chủ nhiệm và cả về phía học sinh, tùy theo từng hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng được chuẩn đánh giá phù hợp, có được thông tin từ nhiều nguồn (tự đánh giá, ở nhóm, ở tổ, ở lớp, ở tổ chức Đoàn TNCS ... ).

3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp luôn gắn liền với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo. Cụ thể là:

Giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo giáo dục tư tưởng, đạo đức cho

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w