trường được thực hiện tốt thì sẽ góp phần đảm bảo thực hiện tốt mục đích, mục tiêu giáo dục - đào tạo.
b) Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Tính toàn diện của hoạt động giáo dục có cơ sở từ quá trình hình thành nhân cách.
Bộ mặt đào đức của mối cá nhân là phần mang đậm sắc thái xã hội rõ nét nhất, và cũng bởi thế, để hình thành :nhân cách. con người luôn tiếp nhận, sàng lọc, gìn giữ những ảnh hưởng của xã hội một cách thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi chỗ dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Mỗi nét tính cách, mối quan điểm sống của học sinh được xác lập là cả một quá trình chọn lựa, rèn luyện dưới tác động của nhiều lực lượng: nhà trường, gia đình, xã hội, đoàn thể; thông qua các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, các quan hệ giao tiếp trong nhóm bạn, trong tổ chức. v.v.. Những tác động này không chỉ ảnh hưởng tới năng lực nhận thức xã hội đối với các chuẩn mực, khuôn mẫu xã hội của học sinh mà còn tạo cho các em có được những kỹ năng, những kinh nghiệm hoạt động phù hợp với yêu cáu đạo đức xã hội. .
Hoạt động giáo dục có trách nhiệm xem xét 'một cách toàn diện tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan tạo nên bộ mặt đạo đức của học sinh để từ đó có sự lựa chọn, định hướng. phân đoạn, tìm kiếm phương pháp và hình thức tác động phù hợp với kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức xã hội của học sinh nhằm tiến hành các nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả.
Đảm bảo tính toàn diện trong tổ chức hoạt động giáo dục đòi hỏi những tác động giáo dục phải thường xuyên. liên tục, có hệ
thống vì những hành vi, những thói quen phải được hình thành và rèn luyện, củng cố liên tục. Những phẩm chất, những nét tính cách mới được hình thành vừa là kết quả của quá trình giáo dục trước đó, đồng thời lại là tiền đề, là điều kiện để hình thành và phát triển các phẩm chất, các hành vi tiếp theo. Do đó, thực chất của giáo dục chính là quá trình hình thành, rèn luyện một cách liên tục những nét tính cách, những hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội về đạo đức, về lao động, về lối sống văn hóa, thẩm mĩ, v.v...
c) Nội dung giáo dục phải đảm bảo mối quan hệ giữa những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của giáo dục - đào tạo và thời đại ngày nay, vấn đề đổi mới và hiện đại hóa nội dung giáo dục đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu và trải nghiệm của các nhà quản lí, các cán bộ nghiên cứu cũng như các nhà sư phạm. Để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục tối ưu, cần đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung và phương thức giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, đổi mới, hiện đại hóa nội dung giáo dục không có nghĩa là phủ định những giá trị truyền thống về đạo đức, những giá trị nhân văn, những nét đẹp trong phong cách, trong lối sống, trong lao động ... mà ngàn đời vẫn in đậm bản sắc dân tộc...
Vì vậy nội dung giáo dục phải được xây đựng dựa trên mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại. Cụ thể là: ...
- Phải kế thừa phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam như lòng nhân ái, sự bao dung, đức tính khiêm tốn, cần cù lao động, lối sống giản dị, khiêm nhường ... đồng thời phải khắc phục, loại bỏ những giá trị đã lạc 39
hậu, lỗi thời không phù hợp với xu thế phát triển và nhịp sống của thời đại.
- Phải bổ sung, hiện đại hóa những giá trị nhân văn, nhân ái, nhân đạo; về văn hóa, thẩm mĩ… phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay để góp phần đào tạo những mẫu người đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại của nền kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, cũng cần tránh tình trạng cực đoan: hoặc quá đề cao những giá trĩ hiện đại mà quên đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc phủ nhận những giá trị truyền thống; hoặc ngược lại, quá bảo thủ chỉ chú ý giáo dục truyền thống, coi thường những giá trị hiện đại, không phản ánh được những nội dung mới vào chương trình giáo dục.
d) Nguyên tắc đảm bảo nội dung giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng giáo dục
Thực tiễn hoạt động giáo dục chứng tỏ rằng, đối với những học sinh có cùng độ tuổi. cùng sống và học tập trong một môi trường xã hội, cùng một thời đại .... thường có những đặc điểm tâm lí đặc điểm nhân cách tương đồng. Ngược lại. những đối tượng giáo dục ở các độ tuổi khác nhau thường có những đặc điểm tâm lí và trình độ nhân thức không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, ở mỗi con người cụ thể đều có cá tính, có đời sống nội tam, có nhân cách không hoàn toàn giống nhau ... Vì vậy. khi xây dựng nội dung giáo dục cần phải tính đếm tới đặc. điểm lứa tuổi, đặc điểm tâm - sinh lí và đặc điểm nhân cách của đối tượng người được giáo dục. Mặt khác, khỉ xây dựng nội dung giáo dục cũng cần phải quan tâm tới đặc điểm của. đối tượng giáo dục của từng vùng, từng miền để có thể tổ chức các loại
hình giáo dục cho phù 'hợp.
Vì nội dung giáo dục có tính đồng tâm: những chuẩn mực về đạo đức về thói quen và hành vi văn minh... thường được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, nhưng lại không ngừng được mở rộng và nâng cao. Vì vậy, khi xây dựng nội dung giáo dục cần vận dụng phối hợp và linh hoạt các nguyên tắc trên đây sao cho nội dung giáo dục vừa góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo vừa phát huy ở mức độ tối đa những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức, những hành vi văn hóa thẩm mĩ ở đối tượng giáo dục.
2. Các thành phần cơ bản của nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
a) Giáo dục thế giới quan, đạo đức và ý thức công dân
Thế giới quan khoa học là hệ thống quan điểm của con người đối với thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ có thế giới quan khoa học biện chứng, con người sẽ nhận thức đúng đắn bản chất của các sự vật, hiện tượng, suy nghĩ và hành động đúng nhằm cải tạo hiện thực khách quan với mục đích phục vụ cho lợi ích của chính bản thân và cộng đồng. Trên cơ sở thế giới quan khoa học, mỗi cá nhân dần hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình nhằm tạo lập những mối quan hệ -tốt đẹp trong cộng đồng, những thái độ và tình cảm đúng đắn, những. niềm tin và sự đánh giá ... để họ có thể tồn tại, phát triển và tự khẳng định mình trong xã hội.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một hệ thống những quan điểm những chuẩn mực những quy tắc hành vi và lối sống văn hóa được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.
Đạo đức hiểu theo nghĩa hẹp, đó là luân lí những chuẩn mực ứng xử, những quy định của cộng đồng trong quan hệ giữa con người với con người, với công việc, với bản thân, với thiên nhiên và môi trường sống.
Theo nghĩa rộng, đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách. phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân được xã hội hóa. Đạo đức liên quan mật thiết tới phạm trù tư tưởng chính trị, pháp luât, lối sống của mỗi thời đại lịch sử.
Đạo đức luôn được biểu hiện trong tính nhân văn của cuộc sống tinh thần, sống có tình có nghĩa, trung thực, khiêm tốn, khoan dung đối với đồng loại, biết mình, biết người để có những hành vi ứng xử hợp lí, thấu lí, đạt tình trong cuộc sống. Nói tới đạo đức là nói tới cái chân, thiện, mĩ. Đối nghịch lại các phạm trù nêu trên là phi đạo đức.
Đạo đức là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như đạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái, ý thức dân tộc và cộng đồng, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỉ luật, quan niệm về thiện và ác, về lòng vị tha và sự bao dung, về các mối quan hệ phức tạp trong xã hội và gia đình ... Tùy theo mục đích, yêu cầu của các bậc học và đặc điểm của đối tượng người học, việc giáo dục đạo đức cần được quy định cụ thể, chi tiết về nội dung giáo dục các phẩm chất đạo đức các nét tính cách, tình cảm đạo đức, lối sống, hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
Ý thức công dân là một phạm trù xã hội học, nó phản ánh trình độ nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ và trách,nhiệm của mỗi cá nhân với tư cách là những công dân chân chính đối với
xã hội và cộng đồng. Mỗi con người được sinh ra đều trở thành những công dân tương lai của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nhất định. Họ đều được hưởng những quyền lợi về vật chất và tinh thần, đều có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, và tất nhiên họ được hoàn toàn bình đẳng về pháp luật...
Nội dung giáo dục thế giới quan, đạo đức và ý thức công dân trong nhà trường bao gồm nhiều vấn đề, trong đó, trước hết cần đặc biệt quan tâm tới một số vấn đề cơ bản sau:
- Giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh:
Với tư cách là những công dân tương lai, trong quá trình học tập ở nhà trường, người học sinh phải được giáo dục, rèn luyện những phẩm chất nhân cách một cách toàn diện. Họ phải được trang bị đầy đủ hệ thống những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các lĩnh vực khoa học, cách mạng và đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, về giáo dục - đào tạo nói riêng. Từ sự nhận thức đúng đắn, từ niềm tin về xu thế phát triển tất yếu trong tương lai của đất nước, của dân tộc, mỗi cá nhân tự ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, của gia đình cũng như của chính bản thân. Từ nhận thức và niềm tin, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có hành động ý chí cao trong tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt để có những đóng góp đáng kể về tài năng và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, sự phát triển của dân tộc cũng như ổn định bền vững của cuộc sống và gia đình,...
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động của nhà giáo dục tới học sinh nhằm hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin về những chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định: Từ những yêu cầu khách quan của xã hội phải được chuyển hóa thành những phẩm chất, những hành vi, thói quen đạo đức của mỗi cá nhân. Điều đó có nghĩa là nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường phải giúp cho mỗi học sính nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức, trước hết là đạo đức cách mạng biết sống và làm việc vì sự phồn vinh của đất nước, biết đấu tranh không khoan nhượng chống những biểu hiện tiêu cực biết bảo vệ lẽ phải và sự công bằng trong xã hội. Đạo đức không phải là một khái niệm trừu tượng mà luôn được phản ánh trong lối sống, được thể hiện qua hành vi, thói quen, nếp sống thường nhật của mỗi cá nhân.
Nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường không tách rời việc giáo dục ý thức nhân văn, giáo dục tình thương, lòng nhân ái và sự khoan đung. Đó là những nét tính cách tốt đẹp trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, là những giá trị cao quý, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc được kết tinh qua các thời đại phát triển của lịch sử xã hội, là bản sắc của dân tộc Việt Nam. Với nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục, lối sống văn hóa của học sinh được hình thành và rèn luyện thường xuyên. Họ biết sống vì lương tâm và trách nhiệm, sống vì mọi người, biết quan tâm tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn học hỏi, giúp đỡ người khác trong gia đình, trong các nhóm xã hội và trong cộng đồng...
- Giáo dục tính kỉ luật và ý thức pháp luật:
Kỉ luật và pháp luật là phương tiện quan trọng để xây dựng một cuộc sống một xã hội có kỉ cương phép nước có nề nếp, một xã hội phát triển. Người học sinh trong quá trình giáo dục, với tư cách là những công dân, những cán bộ khoa học kĩ thuật trong
tương lai, cần được giáo dục rèn luyện thường xuyên, có hệ thống để trở thành những người luôn biết sống và làm việc có nguyên tắc có kỉ luật; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tránh lối sống tự do chủ nghĩa, vô kỉ luật, vi phạm pháp quy...
Ngoài ra, trong quá trình giáo dục, người học sinh còn được giáo dục nhiều phẩm chất và các nét tính cách phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức do xã hội quy định, đảm bảo rèn luyện hệ thống hành vi và những thói quen ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp với bản thân, với mọi người trong gia đình, trong các nhóm xã hội và trong cộng đồng quốc gia, quốc tế...
Cùng với nội dung giáo dục thế giới quan, giáo dục đạo đức và ý thức công dân, quá trình giáo dục phải đồng thời thực hiện tốt các nội dung giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục văn hóa thẩm mĩ, giáo dục thể chất cho học sinh.
b) Giáo dục lao động .
- Vai trò của giáo dục lao động trong quá trình hình thành nhân cách. Lao động được hiểu là những hoạt động có ý thức và khôn ngoan của con người nhằm giải quyết một số nhiệm vụ nào đó để đạt tới một mục đích xác định là tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống cá nhân và đời sống xã hội. Trong cuốn Tư bản, Các Mác đã viết: "Lao động là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, là quá trình mà trong đó con người bằng hoạt động của bản thân mình sử dụng phương tiện, điều chỉnh và kiểm tra sự trao đổi vật chất giữa bản thể và tự nhiên "(1).
Lao động là hoạt động cơ bản của con người và là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại xã hội loài người. Chỉ nhờ có lao động con người mới tạo ra được những cơ sở vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống của chính mình và của xã hội. Mọi sản phẩm của xã hội như chúng ta thấy, từ khoa học, nghệ thuật, chính trị tới cơm, ăn, áo mặc ... tất cả đều do lao động của con người tạo ra. Bởi vây, lao động trở thành thuộc tính bản chất của con người và sự khác biệt giữa con người với loài vật được thể hiện rõ rệt nhất ở thuộc tính này.
Lao động là một phạm trù xã hội, nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho sự tồn tại của xã hội loài người cũng như sự phát triển của chính bản thân con người. Bởi trong quá trình cùng nhau lao động, những mối quan hệ xã hội giữa con người với con người được hình thành và mỗi con người chắt lọc từ những chuẩn mực chung nhất của các mối quan hệ xã hội đó thiết lập