Những biện pháp giáo dục tập thể học sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 169 - 177)

Lí luận và thực tiến giáo dục trong các loại hình trường hiện nay chứng tỏ rằng, muốn xây đựng một tập thể học sinh vững mạnh, nhà giáo dục cần tiến hành một số biện pháp cơ bản sau: 1. Hình thành và củng cố bền vững các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể học sinh

giờ cũng đi đôi với sự xuất hiện nhiều mối quan hệ phức tạp trong tập thể. Một tập thể vững mạnh là tập thể có những mối quan hệ phức hợp tốt đẹp như:

- Những mối quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và học sinh, giữa người quản lí, lãnh đạo với mỗi cá nhân, giữa các cá nhân với nhau v.v.. Những mối quan hệ này phản ánh chức năng và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành viên nhằm thực hiện mục đích chung của tập thể.

- Những mối quan hệ thân ái, đoàn kết giữa bạn bè trong trường, trong lớp, trong các tổ, nhóm học sinh, trong Chi đội, Chi đoàn, các quan hệ thân mật giữa các bạn gái, bạn trai với nhau giữa các bạn học có cùng chí hướng, cùng phấn đấu vì một mục tiêu, công lí tưởng v.v...

- Những mối quan hệ riêng tư phản ánh tình cảm riêng tư giữa các cá nhân được hình thành trong quá trình học tập, trong lao động, trong các loại hình hoạt động chung. Những quan hệ tình cảm trong sáng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các cá nhân trong tập thể không ngừng tích cực phấn đấu vươn lên.

Nghệ thuật của nhà sư phạm giỏi là phải kịp thời phát hiện các mối quan hệ phức tạp trong tập thể; biết nhận xét, đánh giá khách quan và củng cố bền vững, phát huy những mới quan hệ đúng đắn, những tình cảm trong sáng, tốt đẹp. Đồng thời cần phát hiện những quan hệ không trong sáng và khéo léo ngăn ngừa, khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực thường diễn ca trong tập thể.

2. Tổ chức tốt các loại hình hoạt động và giao lưu trong tập thể học sinh

các hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng. Đó là các loại hình hoạt động chung như học tập, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, thẩm mĩ, vui chơi, v.v... Thông qua việc tham gia tích cực các loại hình hoạt động đa dạng trong tập thể, mỗi cá nhân có điều kiện hiểu biết nhau; các mối quan hệ chức năng quan hệ tình cảm thân ái, đoàn kết dần dần được hình thành và củng cố bền vững. Vì vậy, các tập thể học sinh cần tổ chức thật tốt các ho.ạt động chung, trong đó hoạt động học tập là loại hình hoạt động cơ bản giữ vai trò chủ đạo. Cùng với hoạt động học tập, các hình thức hoạt động tập thể khác cũng cần được tổ chức thường xuyên nhằm tạo môi trường để mỗi thành viên có điều kiện tham gia tích cực, có cơ hội giao lưu văn hóa và đóng góp công sức vì mục đích chung của tập thể.

Để kích thích tính tích cực tham gia các loại hình hoạt động và giao lưu trong tập thể học sinh, cần tổ chức các phong trào thi đua theo những chủ đề nhất định hướng vào những ngày lễ lớn của dân tộc, những hoạt động xã hội chính trị, những phong trào của địa phương v.v. .

3. Giáo dục truyền thống, xây dựng viễn cảnh và hình thành những dư luận tốt đẹp trong tập thể học sinh

Vấn đề giáo dục truyền thống của quê hương đất nước và con người Việt Nam cho thế hệ trẻ là nội dung giáo dục rất quan trọng của nhà trường. Trong quá trình xây dựng tập thể học sinh, việc xây dựng, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp, của địa phương là một biện pháp hữu hiệu, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thực tiễn giáo dục ở các trường phổ thông trong nhiều năm qua chứng tỏ rằng, các biện pháp giáo dục học sinh thông qua việc phát huy truyền thống dạy tốt học tốt của nhà trường truyền thống hiếu học của dân tộc, truyền thống cách

mạng, anh hùng bất khuất của quê hương... đã mang lại những hiệu quả giáo dục và dạy học đáng kể. Đặc biệt, việc xây dựng, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của một lớp tiên tiến, một Chi đội, Chi đoàn vững mạnh là niềm tự hào thúc đẩy nhiều thế hệ học sinh không ngừng phấn đấu vươn lên vì danh hiệu cao quý của đơn vì mình.

- Cùng với việc giáo dục truyền thống, cần xây dựng các viễn cảnh tương lai cho tập thể của mỗi cá nhân. Viễn cảnh là mục tiêu có thể đạt tới về một lĩnh vực hoạt động nhất định. Nhà giáo dục số kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm điêu luyện thường nêu lên những viễn cảnh tầm xa, tầm trung bình và tầm gần phù hợp với nguyện vọng, ước mơ, lí tưởng của học sinh và động viên, khuyến khích, phát huy tính tích cực hoạt động của các em nhằm hướng tới những mục tiêu, viễn cảnh tầm xa được xác định và biến nó thành hiện thực. Trong thực tiễn giáo dục tập thể học sinh, những viễn cảnh không thể chung chung, trừu tượng mà phải cụ thể, phù hợp với khả năng và các điều kiện khách quan và chủ quản. Ví dụ: Việc xây dựng viễn cảnh về dự kiến các cuộc dạ hội, về các hoạt động lí thú trong kì nghỉ hè, về tương lai nghề nghiệp các em sẽ chọn. về ước mơ.sẽ vào học một trường đại học phù hợp với năng lực của bản thân v.v..

- Trong giáo dục tập thể học sinh, việc hình thành và phát huy những ảnh hưởng tích cực của các dư luận tốt đẹp trong tập thể về những phẩm chất, những nét tính cách những lối sống ... của một cá nhân, một nhóm xã hội nào đó là rất quan trọng và cần thiết. Nhà giáo dục cần hướng dẫn học sinh nhận xét, phân tích, đánh giá các dư luận và tự rút ra những kết luận, những bài học kinh nghiệm đối với bản thân. Đối với những dư luận về những biểu hiện về phẩm chất, hành vi, thói quen xấu ... cần có

thái độ phê phán, thậm chí lên án một cách nghiêm khắc trong tập thể.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tập thể học sinh. Vì sao tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục? Cho ví dụ.

2. Hãy phân tích các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh và nêu những biện pháp giáo dục tập thể học sinh. Liên hệ với thực tiễn giáo dục một tập thể học sinh mà anh (chị) đã đảm nhiệm và rút ra kết luận sư phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.C.Mác - Ph. Ăng ghen. Tuyển tập. Tập 23. 2. V.I. Lê nin. Tuyển tập. Tập 41 .

3. Hồ Chí Minh Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục. 1990.

4. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. NXB Sự thật. Hà Nội. 1991 .

5. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Trung ương " (khoá VIII) của Đảng. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997.

6. Từ điển tiếng Việt. TTT ĐVN.1992.

7. Đỗ xuân Hà. Giáo dục thẩm mĩ - món nợ lớn đối với thế hệ trẻ. NXB Giáo dục. 1998.

8. Phạm Minh Hạc. Về phát triển toàn diện con người trong thời kì CNH. HĐH. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội: 2002.

9. Nguyễn Văn Hộ. Những cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. NXB Giáo dục. Hà Nội . 1998 .

10. Nguyễn Văn Hộ. Thích ứng sư phạm. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2000.

11. Trần Hậu Kiêm. Đạo đức học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1997. 12. Hà Thế Ngữ . Giáo dục học. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội. 2001 .

13. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học. Tập 2. NXB Giáo dục.Hà Nội. 1988.

14. Vũ Minh Tâm. Lưu học và giáo dục toàn mĩ. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2000.

15. Hà Nhật Thăng. Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2000.

16. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội. 2001.

17. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội. 2000.

18. M.G. Taichinốp. Giáo dục và tự giáo dục của học sinh. NXB Giáo dục. Mátxcơva. 1982. Bản tiếng Nga.

19. Iu.P. Sôcônhicốp. Phân tích có tính hệ thống giáo dục học sinh. NXB Sư phạm.1986. Bản tiếng Nga.

20. Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô. Thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong quá trình chuẩn bị cho thanh thiêu niên học sinh. Mátxcơva. 1975. Bản tiếng Nga.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN THỨ BA... 2

LÍ LUẬN GIÁO DỤC ... 2

CHƯƠNG XIV: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC (Theo nghĩa hẹp) . 2 I - Khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục ... 2

II - Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục... 8

III - Động lực và lôgíc của quá trình giào dục ... 14

CHƯƠNG XV: QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC .. 22

I. Những quy luật của quá trình giáo dục... 22

II - Các nguyên tắc giáo dục ... 25

CHƯƠNG XVI: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ... 37

VÀ CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC ... 37

I - Nội dung giáo dục ... 37

II - Phương pháp giáo dục... 115

III -Các con đường giáo dục ... 128

PHẦN THỨ TƯ... 135

CÔNG TÁC QUÁN LÍ GIÁO DỤCTRONG NHÀ TRƯỜNG . 135 CHƯƠNG XVII: CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP ... 136

I - Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) ... 136

II - Nội dung và các biện pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp. ... 141

III. Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp .. 161

CHƯƠNG XVIII: GIÁO DỤC TẬP THỂ HỌC SINH ... 164

I. Khái niệm tập thể và tập thể học sinh... 164

II - Cấu trúc và chức năng của tập thể học sinh ... 165

III - Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh ... 167

IV. Những biện pháp giáo dục tập thể học sinh... 169

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 175 177

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 169 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w