Cấu trúc và chức năng của tập thể học sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 165 - 167)

1. Cấu trúc của tập thể học sinh

Tập thể học sinh là các tổ chức do nhà trường thành lập nhằm thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục. Trong các loại hình trường, tập thể học sinh đều có hai cấp: cấp cơ sở (tập thể lớp, tổ, nhóm học sinh và các tổ chức Chi đội hoặc Liên chi Đội TNTP) và Chi đoàn hoặc Liên chi Đoàn TNTP Hồ Chí Minh ... của các lớp (hoặc khối lớp) và cấp trường (tập thể học sinh toàn trường với các tổ chức đoàn thể tự quản như Hội học sinh; Đội TNTP, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ... ). Mỗi đơn vị tập thể có vị trí và vai trò riêng tùy theo mục đích, phạm vi hoạt động và Các chức năng đặc thù của nó. Đặc biệt là các tổ chức cơ sở lớp do các tổ chức tự quản lãnh đạo với vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm nhằm quản lí, giáo dục toàn diện đối với mọi thành

viên trong tập thể lớp.

Tập thể học sinh tồn tại với tư cách như là một hệ thống từ vĩ mô đến vi mô, từ các tổ chức với phạm vi rộng lớn của các trường đến các tổ chức trong phạm vi hẹp hơn của các khối lớp. các lớp, các tổ các nhóm v.v.. Với các tầng bậc khác nhau, tập thể đều được tổ chức chặt chẽ, là nơi tập hợp các thành viên cùng độ tuổi, cùng chung hoạt động, vì một mục đích nhất định. Trong các tập thể đều có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và phẩm chất nhân cách tốt đẹp, luôn gương mẫu, là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết trong tập thể. Tập thể học sinh bao gồm nhiều cá nhân trong đó có những thành viên tích cực, những người trung bình và cả những cá nhân chậm tiến, cá biệt ... Các nhóm, các cá nhân trong cùng một tập thể không tồn tại biệt lập mà luôn có quan hệ mật thiết, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong tu dưỡng, rèn luyện để cùng nhau tiến bộ.

2. Chức năng của tập thể học sinh

Tập thể học sinh có nhiều chức năng, đặc biệt là chức năng tổ chức, quản lí; chức năng giáo dục và chức năng kích thích tính tích cực hoạt động của mỗi thành viên trong tập thể.

- Chức năng tổ chức và quản lí là chức năng quan trọng xuyên suốt cả quá trình hình thành và phát triển của tập thể học sinh. Chức năng này thể hiện ở việc tập hợp các thành viên có cùng mục đích, cùng chung hoạt động ... , tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng ... ; xây dựng nề nếp hoạt động thường xuyên; quản lí đội ngũ về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng, tự nguyện...

trưng cơ bản nhất, vì mục đích của tập thể học sinh là nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp và các tổ Chức đoàn thể. Cho nên mọi hoạt động của tập thể học sinh phải mang tính giáo dục đậm nét, phải góp phần chuyển hóa những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội về đạo đức, lao động, thể chất và thẩm mĩ thành hành vi, thói quen và nếp sống có văn hóa của mỗi thành viên trong tập thể.

- Chức năng kích thích tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân trong tập thể là một chức năng đặc thù của tập thể học sinh. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục, mọi tác động của nhà giáo dục cùng với những ảnh hưởng của tập thể tới nhân cách của mỗi cá nhân chỉ là những tác động khách quan mà yếu tố quyết định phải là tính tích cực chủ quan của mỗi học sinh. Thực tiễn giáo dục chứng tỏ rằng, tính tích cực hoạt động của học sinh, nếu được phát huy cao độ sẽ tạo nên nội lực thúc đẩy hoạt động giáo dục và tự giáo dục trong tập thể đạt hiệu quả tối ưu. Vì vậy việc động viên, khuyến khích các thành viên trong tập thể bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với những người tốt, việc tốt hoặc những thành tích của cá nhân và tập thể trong các đợt thi đua sẽ có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2 (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w