Với vị trí, chức năng và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải là những giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng: có năng lực tổ chức, quản lí, là cố vấn thường xuyên và tích cực nhằm xây dựng tập thể lớp không ngừng phát triển vững mạnh và toàn diện. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững lí luận giáo dục, đặc biệt là các phương pháp và kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, nhất là kĩ năng tổ chức quản lí, kĩ năng
giáo dục, kĩ năng giao tiếp sư phạm v.v...
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người thầy mẫu mực, có phẩm chất nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tư thế, tác phong, là mẫu người lí tưởng trong tâm hồn các em...
3. Giáo viên chủ nhiệm là người nhiệt tình, yêu nghề tha thiết, có tình thương yêu học sinh, luôn độ lượng và khoan dung ... có kinh nghiệm giáo dục học sinh, nhất là những học sinh cá biệt...
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có năng lực tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để thường xuyên cổ vũ, lôi cuốn, thu hút học sinh tập luyện và tham gia các phong trào thể thao văn hóa trong và ngoài trường có hiệu quả.
5. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có năng lực tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội, thường xuyên động viên, khuyến khích h9c sinh lớp mình tích cực tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường, của địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy trình bày vị trí, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, liên hệ với thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông hiện nay.
2. Hãy trình bày nội dung và các biện pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua thực tiễn giáo dục, anh (chị) rút ra những kinh nghiệm và kết luận sư phạm như thế nào về phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
lớp. Liên hệ với bản thân, với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm lớp.
CHƯƠNG XVIII
GIÁO DỤC TẬP THỂ HỌC SINH I. Khái niệm tập thể và tập thể học sinh
1. Tập thể là một hình thái tổ chức xã hội, một tập hợp nhiều cá nhân liên kết thành những tổ chức cùng hoạt động chung vì một mục đích nhất định, vừa phù hợp với lợi ích của cá nhân, vừa đáp ứng với yêu cầu khách quan của xã hội.
2. Tập thể học sinh là một hình thái tổ chức đời sống, hoạt động và giao lưu trong môi trường sư phạm, một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ và nghiêm mình, có nguyên tắc và những quy tắc hoạt động nhất định nhằm hướng tới việc thực hiện mục đích giáo dục, hình thành, phát triển toàn diện nhân cách.
Tập thể học sinh có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau: Mỗi cá nhân trong tập thể đều có ý nguyện thực hiện một mục đích nhất định.
- Các thành viên trong tập thể đều cùng tham gia một hoạt động chung: học tập, lao động, thể thao, văn nghệ...
- Có hệ thống các quan hệ phức hợp, tương trợ, hợp tác, thân ái ...
- Có tổ chức tự quản do các thành viên trong tập thể bầu ra.
- Có quan hệ hợp tác nhiều mặt với các tập thể khác và có trạng thái tâm lí đặc trưng của một tập thể như đoàn kết, thân ái, tử hào, bảo vệ đồng đội.
Đặc trưng tổng quát của tập thể học sinh: vừa là một hiện tượng xã hội, vừa là một hiện tượng sư phạm. Nó là một hình thái tổ chức xã hội phản ánh đậm nét những dấu ấn của môi
trường xã hội, song tập thể học sinh lại là một môi trường sư phạm, là phương tiện để giáo dục, hình thành, phát triển nhân cách cho thế' hệ trẻ. Nó vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Đó là môi trường giáo dục nhằm biến những yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ do xã hội quy định thành hành vi thói quen của mỗi thành viên trong tập thể. Vì vậy, tập thể không những phải thực hiện tốt các yêu cầu của nhà giáo dục mà chính tập thể còn đưa ra những yêu cầu cao đối với mỗi cá nhân. Do đó, đối tượng của quá trình giáo dục là đối tượng kép: nhà giáo dục vừa tác động tới cả tập thể đồng thời tác động tới từng cá nhân. Tập thể học sinh phát triển đến trình độ cao sẽ có dư luận lành mạnh ảnh hưởng tích cực trở lại mỗi cá nhân và mỗi thành viên trong tập thể từ đối tượng giáo dục trở thành chủ thể tự giáo dục, tự bồi dưỡng và rèn luyện để không ngừng tự hoàn thiện mình.
II - Cấu trúc và chức năng của tập thể học sinh 1. Cấu trúc của tập thể học sinh 1. Cấu trúc của tập thể học sinh
Tập thể học sinh là các tổ chức do nhà trường thành lập nhằm thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục. Trong các loại hình trường, tập thể học sinh đều có hai cấp: cấp cơ sở (tập thể lớp, tổ, nhóm học sinh và các tổ chức Chi đội hoặc Liên chi Đội TNTP) và Chi đoàn hoặc Liên chi Đoàn TNTP Hồ Chí Minh ... của các lớp (hoặc khối lớp) và cấp trường (tập thể học sinh toàn trường với các tổ chức đoàn thể tự quản như Hội học sinh; Đội TNTP, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ... ). Mỗi đơn vị tập thể có vị trí và vai trò riêng tùy theo mục đích, phạm vi hoạt động và Các chức năng đặc thù của nó. Đặc biệt là các tổ chức cơ sở lớp do các tổ chức tự quản lãnh đạo với vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm nhằm quản lí, giáo dục toàn diện đối với mọi thành
viên trong tập thể lớp.
Tập thể học sinh tồn tại với tư cách như là một hệ thống từ vĩ mô đến vi mô, từ các tổ chức với phạm vi rộng lớn của các trường đến các tổ chức trong phạm vi hẹp hơn của các khối lớp. các lớp, các tổ các nhóm v.v.. Với các tầng bậc khác nhau, tập thể đều được tổ chức chặt chẽ, là nơi tập hợp các thành viên cùng độ tuổi, cùng chung hoạt động, vì một mục đích nhất định. Trong các tập thể đều có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và phẩm chất nhân cách tốt đẹp, luôn gương mẫu, là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết trong tập thể. Tập thể học sinh bao gồm nhiều cá nhân trong đó có những thành viên tích cực, những người trung bình và cả những cá nhân chậm tiến, cá biệt ... Các nhóm, các cá nhân trong cùng một tập thể không tồn tại biệt lập mà luôn có quan hệ mật thiết, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong tu dưỡng, rèn luyện để cùng nhau tiến bộ.
2. Chức năng của tập thể học sinh
Tập thể học sinh có nhiều chức năng, đặc biệt là chức năng tổ chức, quản lí; chức năng giáo dục và chức năng kích thích tính tích cực hoạt động của mỗi thành viên trong tập thể.
- Chức năng tổ chức và quản lí là chức năng quan trọng xuyên suốt cả quá trình hình thành và phát triển của tập thể học sinh. Chức năng này thể hiện ở việc tập hợp các thành viên có cùng mục đích, cùng chung hoạt động ... , tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng ... ; xây dựng nề nếp hoạt động thường xuyên; quản lí đội ngũ về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng, tự nguyện...
trưng cơ bản nhất, vì mục đích của tập thể học sinh là nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp và các tổ Chức đoàn thể. Cho nên mọi hoạt động của tập thể học sinh phải mang tính giáo dục đậm nét, phải góp phần chuyển hóa những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội về đạo đức, lao động, thể chất và thẩm mĩ thành hành vi, thói quen và nếp sống có văn hóa của mỗi thành viên trong tập thể.
- Chức năng kích thích tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân trong tập thể là một chức năng đặc thù của tập thể học sinh. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục, mọi tác động của nhà giáo dục cùng với những ảnh hưởng của tập thể tới nhân cách của mỗi cá nhân chỉ là những tác động khách quan mà yếu tố quyết định phải là tính tích cực chủ quan của mỗi học sinh. Thực tiễn giáo dục chứng tỏ rằng, tính tích cực hoạt động của học sinh, nếu được phát huy cao độ sẽ tạo nên nội lực thúc đẩy hoạt động giáo dục và tự giáo dục trong tập thể đạt hiệu quả tối ưu. Vì vậy việc động viên, khuyến khích các thành viên trong tập thể bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với những người tốt, việc tốt hoặc những thành tích của cá nhân và tập thể trong các đợt thi đua sẽ có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
III - Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh
Quá trình hình thành và phát triển của tập thể học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp thường được diễn ra qua các giai đoạn nhất định. Việc phân chia các giai đoạn cần căn cứ vào các tiêu chí đặc trưng cơ bản như:
Trong mỗi giai đoạn đó ai đã đề ra các yêu cầu đối với tập thể (giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, cán bộ lớp hay bản thân các thành viên trong tập thể);
Các thành viên trong tập thể đã chấp nhận các yêu cầu của tập thể như thế nào, với động cơ gì ? (có tự nguyện, tự giác hay cưỡng bức và chấp nhận vì mục đích gì, vì ai, ... ) .
Dựa vào các tiêu chí cơ bản đó, quá trình phát triển của tập thể học sinh thường diễn ra qua ba giai đoạn chủ yếu sau:
1. Giai đoạn thứ nhất
Giáo viên tổ chức, hình thành xây dựng tập thể học sinh. Trong giai đoạn này, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người tập hợp các thành viên trong tập thể, quan tâm và chăm lo tới những thuận lợi, những khó khăn ban đầu và đưa các hoạt động của tập thể dần dần vào nề nếp.
Trong giai đoạn đầu tiên này, giáo viên phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của tập thể. Thông qua hoạt động, giáo viên và tập thể phát hiện những thành viên tích cực và phát hiện các mối quan hệ phụ thuộc, từ đó hoàn thiện dần đội ngũ cán bộ tự quản trong tập thể học sinh.
2. Giai đoạn thứ hai
Các thành viên trong tập thể đã có sự phân hóa rõ nét. Trong giai đoạn này, một số thành viên tích cực, hăng hái nhiệt tình . tham gia các hoạt động đã xuất hiện. Họ đã thể hiện khá rõ nét những phẩm chất, năng lực của bản thân trong các lĩnh vực hoạt động học tập, lao động, văn nghệ, thể thao, v.v.. với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao và đã có ảnh hưởng tới các thành viên khác trong tập thể. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện những người thụ động, bảo sao làm vậy, luôn dửng dưng chẳng quan tâm tới ai, theo chủ nghĩa trung bình để chẳng ai động đến mình là được. Và tất nhiên, trong sự phân hóa đó, các cá nhân chậm tiến, những học sinh cá biệt cũng xuất hiện và bộc lộ rõ những
nhược điểm sự yếu kém trong các lĩnh vực hoạt động của tập thể.
Trên cơ sở phân hóa đó, với nghệ thuật sư phạm của mình, nhà giáo dục phải từng bước xây dựng, củng cố uy tín và phát huy ảnh hưởng của những thành viên tích cực; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể; sử dụng hết. khả năng giáo dục của tập thể đối với từng cá nhân thông qua những yêu cầu ngày cao và những dư luận, những ảnh hưởng, tác động thường xuyên của tập thể.
3. Giai đoạn thứ ba
Tập thể học sinh đã phát triển mạnh mẽ: Những yêu cầu nhà- giáo dục đã trở thành yêu cầu của cả tập thể và nhu cầu phát triển của từng cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa lợi ích của- tập thể và cá nhân, sự phù hợp giữa những yêu cầu khách quan với nhu cầu phát triển chủ quan trong quá trình giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn này, tập thể đã thực sự là môi trường, là phương tiện để giáo dục, hình thành rèn luyện và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tập thể trở thành nhân tố giáo dục và tự giáo dục, một tập thể tự quản vững mạnh phát huy ảnh hưởng tích cực thông qua dư luận tốt đẹp ... Khi đó, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là cố vấn cho các cán bộ lãnh đạo của tập thể học sinh.
IV. Những biện pháp giáo dục tập thể học sinh
Lí luận và thực tiến giáo dục trong các loại hình trường hiện nay chứng tỏ rằng, muốn xây đựng một tập thể học sinh vững mạnh, nhà giáo dục cần tiến hành một số biện pháp cơ bản sau: 1. Hình thành và củng cố bền vững các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể học sinh
giờ cũng đi đôi với sự xuất hiện nhiều mối quan hệ phức tạp trong tập thể. Một tập thể vững mạnh là tập thể có những mối quan hệ phức hợp tốt đẹp như:
- Những mối quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và học sinh, giữa người quản lí, lãnh đạo với mỗi cá nhân, giữa các cá nhân với nhau v.v.. Những mối quan hệ này phản ánh chức năng và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành viên nhằm thực hiện mục đích chung của tập thể.
- Những mối quan hệ thân ái, đoàn kết giữa bạn bè trong trường, trong lớp, trong các tổ, nhóm học sinh, trong Chi đội, Chi đoàn, các quan hệ thân mật giữa các bạn gái, bạn trai với nhau giữa các bạn học có cùng chí hướng, cùng phấn đấu vì một mục tiêu, công lí tưởng v.v...
- Những mối quan hệ riêng tư phản ánh tình cảm riêng tư giữa các cá nhân được hình thành trong quá trình học tập, trong lao động, trong các loại hình hoạt động chung. Những quan hệ tình cảm trong sáng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các cá nhân trong tập thể không ngừng tích cực phấn đấu vươn lên.
Nghệ thuật của nhà sư phạm giỏi là phải kịp thời phát hiện các mối quan hệ phức tạp trong tập thể; biết nhận xét, đánh giá khách quan và củng cố bền vững, phát huy những mới quan hệ đúng đắn, những tình cảm trong sáng, tốt đẹp. Đồng thời cần phát hiện những quan hệ không trong sáng và khéo léo ngăn ngừa, khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực thường diễn ca trong tập thể.
2. Tổ chức tốt các loại hình hoạt động và giao lưu trong tập thể học sinh
các hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng. Đó là các loại hình hoạt động chung như học tập, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, thẩm mĩ, vui chơi, v.v... Thông qua việc tham gia tích cực các loại hình hoạt động đa dạng trong tập thể, mỗi cá nhân có điều kiện hiểu biết nhau; các mối quan hệ chức năng quan hệ tình cảm thân ái, đoàn kết dần dần được hình thành và củng cố bền vững. Vì vậy, các tập thể học sinh cần tổ chức thật tốt các ho.ạt động chung, trong đó hoạt động học tập là loại hình hoạt động cơ bản giữ vai trò chủ đạo. Cùng với hoạt