Tuần 24
Ngày soạn: 29/01/2010 Ngày dạy: 01/02/2010
Bài 16
Tiết 46: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
- HS biết mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép và di chuyển các phần văn bản. Cụ thể là tìm hiểu cách định dạng các kí tự trên trang văn bản.
II. Chuẩn bị:
i. GV: giáo án, sgk, …
ii. HS: kiến thức cũ, sgk, vở. III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số, bài soạn HS. 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Để lưu một văn bản ta làm như thế nào?
- Mở một văn bản đã có sẵn trong máy tính, ta mở nút lệnh nào? GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Định dạng văn bản.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu phần 1 trong sgk và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Thế nào là định dạng văn bản?
2/ Mục đích của định dạng văn bản là gì? 3/ Định dạng văn bản cóa mấy loại? HS nghiên cứu trong sgk và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: nhận xét và tổng kết nội dung phần 1.
Hoạt động 2: Định dạng kí tự.
GV: Trước tiên ta nghiên cứu phần định dạng kí tự. Như vậy định dạng kí tự là gì? Tính chất của định dạng kí tự như thế nào? GV: yêu cầu HS nghiên cứu trong sách và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe và làm theo yêu cầu. HS trả lời và nhận xét.
GV nhận xét và tiểu kết nội dung.
1. Định dạng văn bản.
- Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của kí tự, đoạn văn và đối tượng khác. - Mục đích của định dạng văn bản là để dễ đọc, dễ nhớ, có bố cục đẹp. Định dạng văn bản gồm 2 loại: định dạng kí tự và định dạng đoạn văn. 2. Định dạng kí tự: a/ Khái niệm:
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
- Có 4 tính chất phổ biến của định dạng kí tự: phông chữ, kiểu cữ, cỡ chữ, màu sắc.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- GV tổng kết nội dung của tiết dạy. - Chuẩn bị trước phần tiếp theo.
- Thực hành trước ở nhà nếu có điều kiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
……….. ………...
Tuần 25
Ngày soạn: 20/02/2010 Ngày dạy: 22/02/2010
Bài 16
Tiết 47: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tt)
I. Tiến trình lên lớp:1. Ổn định tổ chức lớp: 1’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số, bài soạn HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Định dạng văn bản là gì?
- Có mấy tính chất trong định dạng văn bản được phổ biến nhất? GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Sử dụng các nút lệnh.
GV: Để định dạng với kí tự văn bản trước
2. Định dạng kí tự.
tiên chúng ta phải làm gì? HS nghiên cứu trả lời.
GV: yêu cầu HS nhìn vào hình trang 86 và trả lời câu hỏi.
Ta có các nút lệnh nào? Cách sử dụng các nút lệnh này như thế nào? HS quan sát trả lời. GV yêu cầu HS khác nhận xét. GV nhận xét và tổng kết.
Hoạt động 2: Sử dụng hộp thoại Font.
GV: giống như phần b, trước khi định dạng một phần văn bản nào, ta phải chọn phần văn bản đó.
GV: Để vào hộp thoại Font, ta làm như thế nào?
HS ngiên cứu trả lời
GV giải thích thêm về từng phần trong cửa sổ Font cho HS hiểu.
văn bản, ta phải chọn phần văn bản đó. b/ Sử dụng các nút lệnh:
- Phông chữ: nháy nút ở bên phải hộp thoại
Font và chọn phông thích hợp.
- Kiểu chữ: nháy vào các nút chữ: B, I, U - Cỡ chữ: nháy vào nút ở bên phải hộp thoại
Size và chọn số thích hợp.
- Màu chữ: nháy vào nút ở bên phải hộp thoại
Font Color và chọn màu thích hợp.
c/ Sử dụng hộp thoại Font.
Để mở hộp thoại Font, ta vào bảng chọn
Format -> chọn Font.
Trong đó:
Font: chọn phông chữ. Font Style: chọn kiểu chữ. Size: chọn cỡ chữ.
Font Color: chọn màu chữ.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- GV hệ thộng lại nội dung của bài. - Ôn lại bài trước khi đến lớp.
- Làm bài tập từ bài 1..6 trong sgk/88. - Chuẩn bị bài mới.
II. Rút kinh nghiệm:
……… ………..
Tuần 25
Ngày soạn: 20/02/2010 Ngày dạy: 22/02/2010
Bài 17
Tiết 48: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
- HS biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.
- HS thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản
II. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, sgk, …
2. HS: vở, sgk. III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
- Vở bài tập, bài soạn của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trong định dạng kí tự ta có các nút lệnh nào? - Để mở hộp thoại Font, ta làm như thế nào?. GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn.
GV: thuyết trình và lấy ví dụ minh hoạ. GV: như vậy. Định dạng đoạn văn là gì? HS suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét.
GV: giải thích thêm cho HS hiểu từng tính chất trong một đoạn văn.
Sự khác biệt giữa định dạng kí tự và đoạn văn ở đây là gì?
HS vận dụng kiến thức cũ trả lời. GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh.
GV: Trước khi định dạng văn bản, ta phải làm gì?
GV: Các em có biết các nút lệnh nằm ở đâu không?
HS nghiên cứu trả lời.
GV: Nhận xét, thuyết trình, minh hoạ qua hình ảnh trong SGK.
HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Sử dụng hộp thoại
Paragraph.
GV: cũng như sử dụng các nút lệnh, để định dạng đoạn văn ta phải di chuyển con trỏ soạn thảo vào đoạn văn đó.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu, quan sát cửa sổ trong sgk và trả lời câu hỏi.
- Hộp thoại Paragraph dùng để làm gì? - Mở hộp thoại Paragraph như thế nào? - Các từ nào dùng để thay đổi khoảng cách giữa các dòng.
HS làm theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và tổng kết nội dung.
1. Định dạng đoạn văn.
Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản như:
+ Kiểu căn lề.
+ Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang. + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ Khoảng cách đến đoạn văn trên – dưới. + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn.
2. Sử dụng các nút lệnh.
Để định dạng đoạn văn, trước tiên ta di chuyển con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản đó.
- Căn lề: gồm căn lề trái, căn lề phải, căn giữa, căn thẳng hai lề.
- Thay đổi lề cả đoạn văn: tăng mức lề trái, giảm mức lề trái.
- Khoảng cách dòng trong đoạn văn.
3. Hộp thoại Paragraph.
- Hộp thoại Paragraph dùng để tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn, thiết lặp khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn.
- Để vào hộp thoại Paragraph, ta vào bảng chọn Format -> chọn Paragraph.
- Hộp lệnh Before và After được dùng để thay đổi khoảng cách giữa các dòng trên và dưới của đoạn văn.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- GV hệ thống lại nội dung của bài. - Làm một số bài tập trong sgk. - Làm bài tập còn lại ở nhà: 1..6/91. - Chuẩn bị bài thực hành 7.
IV. Rút kinh nghiệm:
...
Tuần 26
Ngày soạn: 25/02/2010 Ngày dạy: 01/03/2010
Bài thực hành 7
Tiết 49: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN