Tài sản của công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực (Trang 63 - 67)

2. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty

2.2.3.1. Tài sản của công ty:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”: tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Cơ cấu tài sản tại thời điểm cuối năm 2006 và 2007 của Công ty như sau:

Bảng 6: Tài sản của công ty tại thời điểm 31/12/2009 và 31/12/2010.

TÀI SẢN 31/12/2010 Tỷ trọng 2010 31/12/2009 Tỷ trọng 2009 Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng

Tiền mặt và các chứng từ có giá 179,761,940 0.24% 86,256,600 0.10% 93,505,340 108.40%

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc 1,090,650,012 1.46% 5,076,489,723 5.66% (3,985,839,711) -78.52%

Tiền đang chuyển 1,924,280,000 2.15% (1,924,280,000) -100.00%

Các khoản phải thu ngắn hạn 18,817,253,352 25.14% 27,227,458,729 30.35% (8,410,205,377) -30.89%

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 13,040,342,000 17.42% 11,259,900,000 12.55% 1,780,442,000 15.81%

Hàng tồn kho 6,525,957,390 8.72% 5,276,484,239 5.88% 1,249,473,151 23.68%

Tài sản ngắn hạn khác 7,449,903,015 9.95% 15,087,933,799 16.82% (7,638,030,784) -50.62%

Tài sản dài hạn 27,755,121,017 37.08% 23,766,826,806 26.49% 3,988,294,211 16.78%

Biểu đồ5: Cơ cấu tài sản của công ty

31/12/2009 0% 6% 2% 30% 13% 6% 17% 26% 31/12/2010 0% 1% 0% 25% 17% 9% 10% 38% Tiền mặt và các chứng từ có giá Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Tiền đang chuyển Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Ta thấy rằng tài sản (tài sản Có) của Công ty chủ yếu tiền mặt và các chứng từ có giá, tài sản dài hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này là phù hợp với một công ty vận tải, do lượng tài sản chủ yếu là các phương tiện máy móc có giá lớn khấu hao trong nhiều năm, và lượng tiền khi thanh toán thường không nhận được ngay mà phải để khi kết thúc công trình.

Tiền mặt và các chứng từ có giá tính tại thời điểm 31/12/2010 là 179,761,940

đồng, tăng 93,505,340 so với 31/12/2009. Tốc độ tăng trưởng đạt 108,4%, đây là chỉ tiêu duy nhất tăng trong tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên chưa thể khẳng định đây là dấu hiệu tốt hay xấu nên cần phải phân tích thêm để biết rõ hơn.

Tài sản dài hạn của công ty đã tăng 3,999,294,211 so với năm 2009, tương đương với 16,78%. Năm 2010 tài sản dài hạn có xu hướng tăng 27,755,121,017 chiếm tỷ trọng 37,08% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn tăng do tài sản cố định hữu hình của công ty tăng. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá Trị Tỷ trọng Tài sản dài hạn 27,755,121,017 100% 23,766,826,806 100% 3,988,294,211 Tài sản cố định hữu hình 27,513,214,100 99.13% 23,169,466,535 97.49% 4,343,747,565 Nguyên giá 35,039,149,152 41,300,871,178 Hao mòn lũy kế (7,525,935,052) (18,131,404,643) Tài sản dài hạn khác 241,906,917 0.87% 597,360,271 2.51% (355,453,354)

Bảng 7 : Cơ cấu tài sản dài hạn của DN năm 2009 và 2010

Tài sản cố định hữu hình của công ty tại thời điểm cuối năm 2010 tăng

4,343,747,565 đồng so với thời điểm kết thúc năm 2009 với tổng giá trị là 27,513,214,100 đồng chiếm 99,13% tổng tài sản của công ty, tăng 1,64%. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là nhà cửa – vật kiến trúc, kho bãi cho việc lưu kho hàng hóa của các công ty ký gửi, phương tiện vận tải - truyền dẫn phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng và thiết bị dụng cụ phục vụ công tác quản lý của công ty. Nhìn chung, tổng giá trị tài sản cố định của công ty đang tăng lên và tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản cũng có xu hướng tăng dần. Giá trị cụ thể từng tài sản như sau:

Các khoản phải thu của công ty cũng có sự thay đổi trong năm 2010, cụ thể như sau:

Bảng 8: Các khoản phải thu của DN tính đến thời điểm 30/06/2010

Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009 30/12/2010

Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ Tổng số trọng Tỷ

Phải thu từ khách hàng 17,829,918,402 97,2% 25,120,733,220 92,3 10,106,459,924 53.7% Trả trước cho người bán 390,983,430 2,1% 2,139,960,273 7,9 5,682,211,663 30.2%

Phải thu nội bộ - - - - -

Phải thu theo tiến độ hợp

đồng xây dựng - - - - 3,079,074,007 - Phải thu khác 533,645,880 2,9% 70,537,860 0,3 53,280,382 0.3% Dự phòng phải thu khó đòi (418,441,719) -2.3% (103,772,624) -0.4% (103,772,624) -0.6% Tổng cộng 18,336,105,993 100% 27,227,458,729 100% 18,817,253,352 100.0 %

Các khoản phải thu từ khách hàng có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là

tín hiệu tốt cho công ty trong thời gian tới. Năm 2008 số tiền phải thu từ khách hàng là 17,829,918,402 đồng, chiếm 97,2%, đến năm 2009 thì khoản phải thu từ khách hàng đã tăng lên 25,120,733,220 đồng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với năm trước là 92,3%. Tính đến thời điểm tháng 12/2010, phải thu từ khách hàng đã giảm hẳn, chỉ còn 10,106,459,924 đồng. Đây có thể coi là ưu điểm của công ty. Tuy nhiên một phần cũng do khối lượng công việc năm 2010 công ty nhận được ít, doanh thu sụt giảm hẳn so với mọi năm, nên số tiền phải thu từ khách hàng không nhiều.

Kết luận: Sau khi tìm hiểu từng khoản mục trong tổng tài sản ta có được cơ cấu tài sản của Công ty như sau:

TỔNG TÀI SẢN 31/12/2010 31/12/2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Ngắn hạn 47,103,867,709 63% 65,938,803,090 74%

Dài hạn 27,755,121,017 37% 23,766,826,806 26%

Tổng tài sản 74,858,988,726 100% 89,705,629,896 100%

Ta thấy rằng trong năm 2010 tài sản của công ty giảm. Hầu hết các khoản mục tài sản trong tổng tài sản đều giảm ngoại trừ chỉ tiêu tài sản dài hạn. Khoản mục tài sản tăng nhiều nhất là tiền mặt và các chứng tù có giá khác. Bên cạnh đó ta

cũng thấy rằng tổng tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản dài hạn, tuy nhiên tại thời điểm cuối năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng so với tỷ trọng này tại thời điểm kết thúc năm 2009.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)