Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh trong năm 2011:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực (Trang 84 - 87)

- Căn cứ các hợp đồng đã ký với các Chủ dự án lớn như: NMNĐ Hải Phòng 2, NMNĐ Quảng Ninh 2, NMND Uông Bí 2, NMNĐ Mạo Khê, vận chuyển các MBA thuộc Ngành điện v.v… và các nhu cầu của các Bạn hàng truyền thống với POTRACO.

- Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của năm 2011. Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực dự kiến kế hoạch doanh thu năm 2011 như sau:

2.1. Kế hoạch doanh thu năm 2011: 45.000.000.000 đồng Trong đó: Trong đó:

1- Bộ phận Giao nhận, bảo quản, vận tải ôtô: 4.000.000.000 đồng.

2- Bộ phận xếp dỡ hàng nặng: 5.500.000.000 đồng.

3- Đầu tư tài chính: 1.400.000.000 đồng.

4- Các dự án:

- Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2: 1.100.000.000 đồng.

- Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 2: 2.000.000.000 đồng

- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2: 900.000.000 đồng

- Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng: 6.000.000.000 đồng

- Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê: 18.000.000.000 đồng

- Nhà máy thuỷ điện Nậm Mô: 2.000.000.000 đồng

- Nhà máy thuỷ điện Nậm Đông IV: 300.000.000 đồng

5- Các dự án khai thác khác: 3.800.000.000 đồng

2.2. Kinh tế, tài chính dự kiến năm 2011:

1- Tổng doanh thu là: 45.000.000.000 đồng

2- Tổng chi phí giá thành là: 40.050.000.000 đồng

3- Tổng lợi nhuận trước thuế là: 4.950.000.000 đồng

4- Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) là: 1.237.500.000 đồng

5- Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN là: 3.712.500.000 đồng

6- Dự phòng tài chính (5%): 185.625.000 đồng

7- Trích các quỹ phúc lợi, khen thưởng: 236.875.000 đồng

8- Dự kiến cổ tức phân phối năm 2011 là: 3.290.000.000 đồng

9- Bình quân thu nhập của người lao động: 3.500.000 đồng/Người. Tháng

2.3. Kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2011:

- Thanh lý 03 tầu kéo và 07 sà lan bị hư hỏng với phương thức bán đấu giá thông qua trung tâm bán đấu giá - Sở tư pháp Hải Phòng.

- Việc mua moóc lùn để phục vụ vận chuyển hàng STST tạm thời dừng lại vì hiện nay chưa xác định được nhà chế tạo cung cấp moóc lùn phù hợp với điều kiện đường xá ở Việt Nam.

- Xúc tiến việc tìm kiếm đối tác sử dụng đất khu vực kho Chùa Vẽ để xây dựng kho ngoại quan hoặc kho đông lạnh, khi thời cơ đến.

- Mua sắm thêm xe lắp cẩu 14T phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4. Phân tích thị truờng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của Doanh Nghiệp:

2.4.1. Thị truờng và khách hàng của doanh nghiệp:

Công ty cổ phần Vận Tải và Dịch vụ Điện lực là một trong những công ty ban đầu hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà Nước. Sau một thời gian làm ăn có hiệu

quả, đồng thời theo định hướng nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà Nước, công ty đã chuyển đổi sang công ty cổ phần. Do đặc điểm kinh doanh của công ty là vận tải các mặt hàng siêu trường siêu trọng nên thị trường của DN khá rộng bao gồm cả trong và một số đối tác nước ngoài.

2.4.1.1. Khách hàng truyền thống:

Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối quan hệ tương đối dài lâu với công ty. Giữa công ty và họ đã có sự hiểu biết khá kỹ về nhau và tin tưỏng nhau ở một mức độ nhất định. Đó là các doanh nghiệp: Công ty truyền tải Điện I, Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc, Công ty truyền tải điện 3, Ban quản lý dự án lưới điện, Xí nghiệp điện Cao thế Miền Bắc, Ban quản lý dự án phát triển Điện Lực, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, Công ty TNHH MTV Điện lực Hưng Yên, Công ty TNHH MTV Điện lực Tuyên Quang, Công ty giao nhận kho vận Ngoại Thương, Công ty CP CTTB Điện Đông Anh, Ban quản lý dự án Nhiệt Điện Vũng Áng, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê, Nhà máy xi măng Thành Công, Nhà máy xi măng Duyên Hà- Ninh Bình, Ban QLDA Nhiệt Điện Hải Phòng 1, 2; Ban QLDA Nhiệt Điện Quảng Ninh 1, 2; Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí 2, Nhà máy Nhiệt Điện Nậm Đông 3...Trong đó đối tác chiến lược của công ty là Công ty TNHH MTV GEMADEPT.

2.4.1.2. Khách hàng mới:

Khách hàng mới là những khách hàng có sự hiểu biết ít về công ty, về sản phẩm của công ty. Do vậy giữa công ty với khách hàng mới chưa được thiêt lập mối quan hệ bền vững.

Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của những nhân tố khách hàng đến sự phát triển thị trường, công ty cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau.

2.4.2.Đối thủ cạnh tranh của DN:

Thị trường vận tải của công ty là thị trường cạnh tranh tự do, có rất nhiều công ty cùng hoạt động trên thị trường và các sản phẩm trên thị trường có mức độ

gay gắt. Phương tiện vận tải hiện nay của công ty một phần đã trở nên lỗi thời khó có thể so sánh với các công ty tư nhân được đẩu tư bằng nguồn vốn lớn, tranh thiết bị đươc thay thế rất hiện đại.

Các đối thủ cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực vận tải có thể kể đến như: Công ty cổ phần vận tải Đa Phương Thức (VIETRANSTIMEX), công ty Cổ phần Vận Tải và Dịch Vụ Sài Gòn (TRANACO), Công ty TNHH Song Toàn, Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt, Công ty TNHH vận tải và thương mại Thuận Thảo,…

Trong đó công ty cổ phần vận tải Đa Phương Thức là một trong những công ty rất lớn mạnh, có trụ sở chính ở Đà Nẵng. Đây là DN có phương tiện máy móc được đầu tư rất hiện đại và có trụ sở cũng như các khách hàng trải dọc từ Bắc đến Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)