Phương thức truyền lây bệnh

Một phần của tài liệu Luận văntình hình nhiễm sán lá gan nhỏ do clonorchis sinensis ở chó, mèo nuôi tại huyện nghĩa hưng tỉnh nam định, một số đặc điểm sinh học của clonorchis sinensis và biện pháp phòng trừ (Trang 26 - 29)

a. Phương thức truyền lây bệnh ở người

Sán lá gan nhỏ xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ ựộng qua con ựường ăn uống. Người bị bệnh sán lá gan nhỏ là do ăn cá có chứa nang trùng của sán lá gan nhỏ dưới hình thức ăn gỏi hay chưa ựược nấu chắn [17].

Sán trưởng thành ký sinh ở ựường mật ựẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng ựược rơi vào môi trường nước, bị ốc nuốt rồi nở ra ấu trùng lông (Miracidia), sau ựó phát triển thành ấu trùng ựuôi (Cercarira).

Ấu trùng ựuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Sau ựó nó xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng ựuôi phát triển thành ấu trùng nang (Metacercaria) ký sinh trong thịt của cá.

Metacercaria cùng với vật chủ bổ sung là cá ựược con người ăn phải, trong ống tiêu hóa, do tác dụng của dịch tiêu hóa, vỏ bọc bị vỡ, ấu trùng thoát ra ngoài, phần lớn di chuyển ựến gan rồi ký sinh ở các ống mật, phát triển phát triển thành sán trưởng thành.

Ở những vùng dịch tễ sán lá gan như Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam định) hoặc Kim Sơn (Ninh Bình)Ầtỷ lệ cá có ấu trùng sán lá gan rất cao. Vì vậy, tập quán ăn gỏi cá là nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ khó tránh khỏi và là nguồn lây bệnh chủ yếu.

Miền Bắc nước ta, gỏi cá ựược chế biến khá kỹ bằng cách lựa chọn những con cá ngon, không quá to, quá bé. Thường cá mè ựược lựa chọn số một, tiếp sau là các loại cá trôi, cá trắm, cá chépẦ. Cá ựược rửa sạch, ựánh vẩy, lọc thịt. Thịt cá ựược thấm khô, thái nhỏ, trộn cùng nước chát của búp ổi. Sau ựó thịt cá ựược thấm khô, trộn với thắnh và gia vị, nhắm rượu cùng nhiều loại lá thơm.

Hầu hết bà con trong vùng cho rằng ăn gỏi cá mát và bổ, nhất là về mùa hè nóng bức và dần dần trở thành tập quán khó bỏ.

Ở miền Nam (Phú Yên), có tập quan ăn gỏi cá là Ộgỏi sinh cầmỢ, nghĩa là ăn cá nhỏ ựang bơi trong chậu mà không qua chế biến, nhắm rượu với ựủ loại lá thơm , tập quán này cũng có từ lâu ựời trong nhân dân ựịa phương.

Một số trường hợp trong vùng dịch tễ sán lá gan nhỏ, tuy không ăn gói cá cũng bị nhiễm bệnh do ăn cá rán chưa chắn (phần thịt còn sống). Cho dù ăn gỏi cá dưới hình thức nào thì nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ là khó tránh khỏi [1]

b. Phương thức truyền lây bệnh ở ựộng vật

Phương thức truyền lây bệnh trên ựộng vật cũng giống như trên người. Sán trưởng thành ký sinh ở ựường mật ựẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. để phát triển ựược, trứng phải rơi vào môi trường nước. Trứng bị ốc nuốt, vào ốc trứng nở ra ấu trùng lông rồi phát triển thành ấu trùng ựuôi.

Ấu trùng ựuôi rời ốc bơi tự do trong nước rồi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng ựuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh trong thịt của cá.

Chó, mèo,Ầ ăn phải ấu trùng nang chưa ựược nấu chắn, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng và theo ựường mật lên gan, nở ra sán trưởng thành, ký sinh, gây bệnh.

Như vậy phương pháp truyền lây chủ yếu là do chó, mèo ăn sống các loài cá có chứa ấu trùng gây bệnh. Chắnh chúng cũng là nguồn bênh rất khó quản lý trong công tác phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ [1].

c. Vật chủ trung gian và sự cảm nhiễm

* Sự nhiễm bệnh ở ốc

Mặc dù ốc không trực tiếp truyền bệnh sán lá gan nhỏ cho người nhưng chúng là vật chủ trung gian không thể thiếu trong vòng ựời phát triển của sán lá gan nhỏ [10].

Trứng sán sau khi rơi vào nước bị ốc vật chủ trung gian nuốt. Trong cơ thể ốc, trứng sán không bị tiêu diệt mà nở thành ấu trùng lông (Miracidia). Miracidia

không ăn, sống tự do nhờ glucogen dự trữ. Như vậy Miracidia là giai ựoạn ấu trùng ựầu tiên của sán lá gan nhỏ. Ở trong ốc tuyến ựầu của Miracidia tiết men phân giải lớp biểu mô chui vào tổ chức gan của cơ thể ốc, ở ựó nó mất lông tơ, ựiểm mắt, và ruột biến thành bào nang Sporocyste.

Bào nang Sporocyste có hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh dưỡng, nó có thể xoang lớn, chứa hầu hết tế bào mầm, sau ựó Sporocyste tiếp tục phát triển lớn lên và dài ra, bên trong chứa nhiều Redia. Sau 21 Ờ 30 ngày Sporocyste tiến hành sinh sản vô tắnh, phát triển qua các giai ựoạn Redia mẹ, Redia con.

Redia hình túi có thể di ựộng. Cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn. Redia lớn lên, phá màng của bào nang ựể ra khỏi tổ chức gan rồi vào cơ quan tiêu hóa của ốc.

Cơ thể ấu trùng Redia dài ra, hầu và ruột phát triển, có hai ống bài tiết. Phắa sau cơ thể có một ựám tế bào mầm tiến hành sinh sản vô tắnh cho nhiều ấu trùng

Cercaria.

Ở phắa trước cơ thể Cercaria có tuyến tiết ra men phá hoại tổ chức ựể xâm nhập vào cơ thể ký chủ, ựồng thời biểu mô ở dưới lớp nguyên sinh chất có tuyến phân tiết tạo ra vách của bào nang. Cercaria ra khỏi cơ thể Redia, sống tạm thời trong cơ thể ốc, sau ựó ra nước hoạt ựộng [10].

Hình 3: Ốc vật chủ trung gian

(Nguồn http://books.google.com/books)

Hiện nay ở trên thế giới ựã phát hiện ra nhiều loài ốc làm vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ.

Ở trong nước, ựặc biệt là miền Bắc nước ta, ựã phát hiện ra ốc

Bythinia, Parafossoralus striatulus

(ốc ựá nhỏ xanh) và ốc Melanoides tuberculatus (ốc mút) mang ấu trùng sán lá gan nhỏ từ 5,1-10,2 % [1].

- Ốc Parafossoralus striatulus

Loài ốc này còn có tên khác là ốc ựá nhỏ xanh. Cơ thể trưởng thành có kắch thước 0,5-0,7cm, ốc có nắp miệng, vỏ ốc màu xanh nhạt có từ 3-5 vòng xoắn, ốc thường sống ở tầng nước ựáy của các ao, hồ, ruộng nước. Loài này thường sinh sản vào mùa xuân, hè. đây là loài ốc ựẻ con.

- Ốc Melanoides tuberculatus

Loài này còn có tên khác là ốc mút. Cơ thể màu nâu xẫm, con trưởng thành dài 2- 3,2 cm, có nắp miệng, vỏ nhám có 5-9 vòng xoắn. Ốc thường sống ở tầng nước ựáy của các thủy vực nước ngọt.

* Sự nhiễm bệnh ở cá

Trong chu trình phát triển của sán lá gan nhỏ, cá nước ngọt có vai trò quan trọng, chúng là vật chủ trung gian II (vật chủ bổ sung). Sau khi ra khỏi cơ thể ốc,

Cercaria hoạt ựộng trong nước một thời gian ngắn rồi xâm nhập vào da của vật chủ bổ sung (cá nước ngọt) sau ựó ựến mạch máu rồi biến thành ấu trùng có vỏ bọc hay còn gọi là ấu trùng nang (Metacercaria), ấu trùng này phân bố ựến một số cơ quan trên cơ thể cá, ựặc biệt là tổ chức cơ cá.

Hiện nay trên thế giới ựã phát hiện ra trên 100 loài cá làm vật chủ bổ sung cho sán lá gan nhỏ.

Ở Việt Nam ựã phát hiện ra trên 10 loài cá làm vật chủ bổ sung cho sán lá gan nhỏ, ở miền Bắc 7 loài mang ấu trùng gây bệnh nhiều là: Cá mè, cá rô, cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm cỏ, cá rô phiẦTrong ựó cá mè thường ựược dùng làm món gỏi.

Một phần của tài liệu Luận văntình hình nhiễm sán lá gan nhỏ do clonorchis sinensis ở chó, mèo nuôi tại huyện nghĩa hưng tỉnh nam định, một số đặc điểm sinh học của clonorchis sinensis và biện pháp phòng trừ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)