- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà quản trị không
2.4.1 Môi trường bên ngoài.
2.4.1.1 Yếu tố kinh tế
Trong 2 năm 2010, 2011 doanh thu của Công ty tăng khá mạnh, tổng lợi nhuận năm 2010 là 564.295 triệu đồng, năm 2011 là 1.066.598 triệu đồng, thu nhập BQ của nhân viên có tăng lên. Tuy nhiên do ảnh hưởng tỉ lệ lạm phát của Việt Nam qua 3 năm tăng lên mức kỷ lục, tính riêng năm 2011 tỉ lệ lạm phát ở mức 11,75 làm cho nền kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn chí phí tiêu dùng tăng, sức mua giảm, nạn thất nghiệp tăng khả năng mất việc làm cao, chi phí nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và năng suất của người lao động, đồng thời ảnh hưởng đến chế độ thưởng và thu nhập của người lao động bị thấp.
Cơ hội: Kinh tế phát triển nên nguồn vốn đầu tư cho giáo dục cũng tăng, lượng lao động đã qua đào tạo cũng tăng vì vậy Công ty có nhiều cơ hội tuyển chọn nguồn lao động có chất lượng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng, mức chi tiêu có xu hướng tăng, cầu về hàng hóa tăng, tạo thêm nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh cho Công ty đồng nghĩa với việc có thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Thách thức: Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao, giá cả của các loại hàng hóa và chi phí sinh hoạt của người lao động cũng tăng cao làm ảnh hưởng đến đến mức sống, đến sức khỏe, đến tâm lý của người lao động từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của người lao động. Tỷ lệ lạm phát cao nên chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất cao vì vậy sẽ ảnh hưởng đến các chính sách về lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi của công ty đối với nhân viên.
2.4.1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội, dân số.
Việt Nam có nền văn hóa mang bản chất Á Đông trong nền kinh tế thị trường do du nhập của nhiều nước trên thế giới về đầu tư và giao lưu kinh tế nên nền văn hóa kết hợp hài hòa giữa Tây và Đông, giữa hiện đại và truyền thống, bên cạnh đó nét đặc trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Điều này tạo điều kiện cho Công ty trong việc đào tạo nâng cao tay nghề, nhanh thích nghi trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công việc. Tuy nhiên lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỉ lệ cao và chủ yếu ngoài vườn cây thích nghi môi trường sản xuất nông nghiệp, môi trường dể ảnh hưởng bởi tác phong, việc chấp hành quy chế làm việc của Công ty chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.
Dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 86,93 triệu người, trong đó dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,40% và dân số thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,90% tổng dân số. Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 29,90% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,40%/ năm. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,70 nam trên 100 nữ. Hiện tại Việt Nam có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi). Giúp Công ty có nhiều cơ hội trong tuyển dụng. Mặc dù nguồn lao động hiện đang dồi dào và được gọi là “dân số vàng” nhưng vấn đề này cũng tạo ra thách thức lớn về việc làm, an sinh xã hội cũng như tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
Cơ hội: Sẽ thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nhân viên của Công ty. Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” nên Công ty có nhiều cơ hội trong việc tuyển chọn nhân viên trẻ và thời gian làm việc, thời gian cống hiến của nhân viên cho Công ty sẽ dài hơn.
Thách thức: Tác phong công nghiệp và ý thức tự giác trong công việc của người lao động còn thấp, việc tuân thủ các nội quy trong Công ty cũng như các qui định trong công việc của người lao động không cao vì vậy cũng gây khó khăn trong quản trị nguồn nhân lực nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.
2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ
Hiện nay nền Khoa học – Công nghệ phát triển như vũ bảo nhiều máy móc hiện đại ra đời, ít hao tốn lao động con người, chí phí nhân công thấp, doanh thu của Công ty tăng, rút ngắn thời gian sản xuất đặc biệt tại khâu sản xuất chế biến.
Cơ hội: Trang bị máy móc hiện đại thì ít phụ thuộc vào con người và có xu hướng thay dần cho máy móc, điều này dể gây ra tâm lý lo lắng làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Thách thức: Người lao động có nguy cơ mất việc làm ở những lĩnh vực mà máy móc thiết bị có thể thay thế được. Tạo ra tâm lý chán nản và có xu hướng thay đổi công việc của người lao động trong tương lai.
2.4.1.4 Yếu tố chính trị-pháp luật, lao động thị trường.
Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối ổn định trong khu vực và trên thế giới, nhà nước đang dần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo chế độ nhà nước pháp quyền, đã liên tục ban hành nhiều văn bản pháp quy thông qua luật, nghị định, thông tư áp dụng liên quan đến lao động tiền lương như: Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật lao động ngày 23-06-1994, Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29-10-2010 về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thông tư số 32/2010/TT- LĐTBXH ngày 25-10-2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Như phân tích phần trên thị trường lao động của chúng ta dồi dào, nhưng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu lao động nông thôn (chiếm trên 50%), năng suất lao động thấp, trong khi lao động ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi trình độ lao động có tay nghề có qua đào tạo chiếm tỉ lệ ít, chất lượng lao động thấp do đó mất cân đối trong thị trường lao động, mà nhu cầu của Công ty phải thu hút một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, trình độ chính trị và quản lý đủ điều kiện và năng lực thực hiện tốt công tác quản trị nhân sự tại Công ty, trình độ lao động thấp cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc tuyển dụng và đào tạo.
Cơ hội: Tình hình chính trị ổn định giúp cho Công ty an tâm trong việc đầu tư và thu hút đầu tư kinh doanh cũng như sự an tâm trong sử dụng lao động và quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cho thời gian ngắn hoặc lâu dài, các văn bản liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như người sử dụng lao động.
Thách thức: Tuy nhiên mức lương tối thiểu của nhà nước quy định tăng là chi phí sản xuất đầu vào tăng nhưng giá cả các mặt hàng của Công ty phụ thuộc và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, chi phí về lương tăng làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng, nhưng giá thành sản phẩm bán ra tăng không bằng mức độ tăng của lương từ đó làm ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống, tâm lý của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu hút và duy trì NNL tại Công ty. Mặt khác thị trường lao động có chất lượng thấp gây khó khăn trong công tác tuyển dụng tại Công ty.
2.4.1.5 Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam trong những năm gần đây thực hiện nền kinh tế hội nhâp KTQT, các doanh nghiệp thực hiện theo luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước và các đối thủ này mạnh về tài chính cũng như sản phẩm sản xuất.
Cơ hội: Là cơ hội cho Công ty trong việc thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Thách thức: Tuy nhiên Công ty phải có chính sách lương, thưởng hợp lý, thỏa đáng đủ điều kiện thu hút và duy trì nguồn nhân lực.
Khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên và khó giữ được nhân viên giỏi nếu Công ty không tìm hiểu kỹ các chính sách thu hút, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực của các đối thủ cạnh tranh nhằm đề ra chiến lược quản trị nguồn nhân lực phù hợp cho Công ty.