Tiêu chí 3: Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục
a) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động giáo dục. [H3.3.03.01].
[H3.3.03.02].
c) Hàng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.
[H3.3.03.03].
1.Mô tả hiện trạng :
Hàng năm nhà trường phối hợp cùng với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các ban ngành khác để tổ chức quyên góp giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường . Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường phân công hợp lý, giao trách nhiệm của từng cá nhân huy động hết toàn bộ lực lượng trong nhà trường cùng tham gia . Đồng thời phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể ngoài trường như đoàn Thanh Niên xã , hội phụ huynh học sinh cùng tham gia .
Ngoài ra trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhà trường đã đề ra và chỉ đạo cho các bộ phận tổ chức các hoạt động hổ trợ giáo dục đó là hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá , hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, hoạt động bảo vệ môi trường như: Đố vui để học, thi nghi thức đội, biểu diễn văn nghệ, kể chuyện sách, thi hát dân ca, nhành cọ vàng, làm sạch đẹp trường lớp, bóng đá mi ni, trò chơi dân gian…những hoạt động này thực hiện rất có hiệu quả đối với hoạt động giáo dục góp nâng cao chất lượng học tập, nâng cao tầm hiểu biết cho các em những vấn đề xã hội, môi trường, góp phần rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh .
Nhà trường còn phối hợp cùng với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các ban ngành khác để tổ chức quyên góp giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường phân công hợp lý , giao trách nhiệm của từng cá nhân huy động hết toàn bộ lực lượng trong nhà trường cùng tham gia. Đồng thời phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể ngoài trường như đoàn Thanh niên xã , hội phụ huynh học sinh cùng tham gia .
Trong kế hoạch thực hiên , nhà trường đã tổ chức họp giao ban đầu tháng, đầu tuần để đánh giá việc thực hiện kế hoạch đồng thời rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Điểm mạnh:
Tổng phụ trách đội với giáo viên chủ nhiệm và sự phối kết hợp giữa nhà trường với tổ chức Đoàn thanh niên địa phương.
Tổng phụ trách là chuyên trách nên có nhiều thời gian dành cho hoạt động đội, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ
Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Giáo viên, nhân viên có trách nhiệm với nhiêm vụ được giao, có sự phối hợp trong hoạt động hỗ trợ giáo dục giữa Đội với chính quyền với Công đoàn,
3. Điểm yếu:
Công đoàn chưa chủ động phối hợp với chính quyền trong công tác hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Giáo viên đôi lúc chưa chủ động trong việc phối hợp với Tổng phụ trách.
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với các bộ phận. Trên cơ sở kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ giáo dục, nhà trường quy định cụ thể hơn trách nhiệm cho giáo viên, nhân viên. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giáo viên, công nhân viên.
Tổ chức biểu dương cá nhân tiêu biểu trong hoạt động hỗ trợ giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 4:Thời khóa biểu của trường được xây dựng hợp lý và thực hiện có hiệu quả.
a) Thực hiện có hiệu quản thời khóa biểu đã xây dựng. [H3.3.04.01]. b) Đáp ứng yêu cầu các môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo;
[H3.3.04.02].
c) Phù hợp với tâm lý lứa tuổi theo từng khối lớp; [H3.3.04.03].
1. Mô tả hiện trạng:
Thời khóa biểu của trường xây dựng trên cơ sở quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, thời khóa biểu xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và tâm lý lứa tuổi học sinh từng khối lớp, đảm bảo tính cân bằng về nội dung giảng dạy cũng như thời lượng thực hiện các môn học trong ngày , trong tuần .Việc sắp xếp thời khóa biểu khá hợp lý như các môn học về năng khiếu được trải đều vào các ngày trong tuần tạo sự thỏa mái cho học sinh trong quá trình học tập .
Tất cả các giáo viên đều thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu của nhà trường .Hàng tuần đều có lịch giảng dạy đầy đủ
Hàng tháng, hàng tuần nhà truờng đều có kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án, lịch báo giảng … có nhận xét và góp ý để giáo viên sửa chữa, rút kinh nghiệm. Việc phân công dạy thay, dạy bù chương trình cũng được thực hiện hợp lý và đúng với thời khóa biểu quy định.
2. Điểm mạnh:
Thời khóa biểu được nhà trường coi là cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện giảng dạy cho nên giáo viên thực hiện khá nghiêm túc .
3. Điểm yếu:
Trong quá trình thực hiện, có lúc giáo viên thực hiện chưa đồng bộ thời gian của các bộ môn thời gian do còn nhiều học sinh tiếp thu chậm, giáo viên lo cho chất lượng giáo dục, nên giáo viên phải điều chỉnh thời gian học của một số tiết
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu của giáo viên, giáo viên chủ động nghiên cứu và vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh, tạo được tính chủ động tham gia các hoạt động trên lớp.
Đối với giáo viên phải biết điều chỉnh thời gian học giữa các tiết trong một buổi dạy để đảm bảo nội dung chương trình các tiết học .
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các haọt động giáo dục của giáo viên và nhân viên.
a/ Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên nhân viên và học sinh. [H3.3.05.01].
[H3.3.05.02].
b/ Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng bước triển khai nối mạng. [H3.3.05.03].
c/ Giáo viên nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng
[H3.3.05.04].
1. Mô tả hiện trạng :
Đầu năm học nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa phục vụ cho học sinh mượn, sách giáo khoa có sử dụng lại sách cũ và học sinh đã đến thư viện nhà trường mượn để học. Sách tham khảo học sinh có mượn đối với các đối tượng học sinh năng khiếu bồi dưỡng HS giỏi.
Tài liệu học tập dành cho học sinh khuyết tật được nhà trường quan tâm thường xuyên chỉ bảo giúp đỡ các em dễ dàng hòa nhập với các bạn trong lớp.
Sách giáo khoa phục vụ đầy đủ cho giáo viên và còn lưu lại trong thư viện. GV thường xuyên sử dụng sách tham khảo để phục vụ cho công tác giảng dạy. Công đoàn nhà trường thường xuyên đặt báo tạp chí. Ngoài giờ dạy GV thường xuyên đọc báo tạp chí, học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà trường thường xuyên kiểm tra hoạt động thư viện, kiểm tra các tài liệu tham khảo để có kế hoạch hướng dẫn CBTV bổ sung tài liệu kịp thời. Kinh phí
bổ sung tài liệu nằm trong kế hoạch mua sắm trang thiết bị hàng năm, được công khai trong kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học.
Việc ứng dung CNTT được GV sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy học như
Lên chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, giờ dạy tốt học tốt.
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính của nhà trường đã được thực hiện bằng phần mềm của kế tóan. Tiếp tục đăng ký sử dụng phần mềm của thư viện.
100% cán bộ giáo viên nhân viên sử dụng máy tính trong giảng dạy và làm việc.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện giảng dạy CNTT triển khai thực hiện trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 - 2010 tổng số tiết dạy trong 2 năm nay là 10 tiết.
Nhà trường tiếp tục tổ chức cho GV tham gia học tập và thực hiện giảng dạy CNTT trong nhà trường.
2. Điểm mạnh:
Do nhà trường là địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn nên phần lớn sách giáo khoa được cấp có đày đủ cho HS mượn giảm bớt phần chi phí mua sắm học tập của HS.
Nhà trường thường xuyên tổ chức cho GV tham gia học tập sử dụng CNTT, GV có đầy đủ máy tính ở nhà thuận tiện cho viêc học tập. Có GV có chuyên môn về máy tính sử dụng CNTT thành thạo nên GV học tập dễ dàng.
Nhà trường có máy tính nối mạng Internet nên GV tìm kiếm thông tin phục vụ cho giảng dạy thuận tiện.
3. Điểm yếu:
Tính sáng tạo trong việc đưa hình ảnh vào sử dụng để giảng dạy chưa cao, còn lúng túng.
Sử dụng CNTT để giảng dạy chưa rải đều trong các môn học, mà chủ yếu ở môn Tự nhiên xã hội và Tiếng việt.
Số lượng máy tính trong nhà trường nối mạng còn ít đôi khi còn bị chồng chéo khi chuẩn bị các tiết dạy như thi giáo viên giỏi, thi tiết dạy tốt...vv.
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường định hướng cho giáo viên tự học tập và hướng dẫn thêm giúp GV nâng cao trình độ .
Nối mạng thêm máy tính phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
Mỗi cá nhân trong nhà trường tự giác học tập nâng cao trình độ, thường xuyên học hỏi ở đồng nghiệp để nâng cao tay nghề.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 6: Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học; [H3.3.06.01].
b) Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học;
[H3.3.06.02].
c) Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học. [H3.3.0.03].