Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chi Chaetoceros và Tetraselmis

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài chaetoceros muelleri và tetraselmis sp phân lập tại việt nam với mục đích ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản (Trang 34 - 35)

* Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái

- Chi Chaetoceros

Chi Chaetoceros thuộc ngành Baccillariophyta, lớp Baccillariophyceae, bộ Centrales, bộ phụ Biddulphiineae và thuộc họ Chaetoceroceae. Nhìn chung, các loài thuộc chi Chaetoceros có kích th−ớc tế bào 3-15 àm, tế bào dạng hộp nhiều góc. Mặt cắt ngang tế bào phần lớn là hinh bầu dục, hình thoi rất hẹp, một số loài là hình tam giác, tứ giác, rất ít khi là hình tròn. ở hai cực của mặt vỏ hình bầu dục, hình thoi hoặc các góc của mặt vỏ có lông gai v−ơn ra hoặc có u lồi nổi lên trên. ở một số loài trên mặt vỏ có gai. Trục cao của tế bào th−ờng ngắn hơn hoặc dài hơn trục dài một chút. Thể sắc tố của chúng là các hạt tròn nhỏ, nhiều, cũng có khi là dạng tấm (Tr−ơng Ngọc An , 1993).

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nụng nghip……… 26

Chi Tetraselmis thuộc ngành Chlorophyta, lớp Prasinophyceae, bộ Tetraselmidales, họ Tetraselmiceae. Chúng có kích th−ớc khoảng 7-22 àm (Đặng Đình Kim, 2002), dạng đơn bào, tế bào hình ovan hoặc hình giọt lệ, có khả năng chuyển động nhờ 4 roi, chiều dài của 4 roi này th−ờng ngắn hơn so với chiều dài của tế bào, có một hạt tạo tinh bột nằm ở giữa của tế bào. Hạt tạo tinh bột này đ−ợc bao bọc bởi lục lạp và chiếm phần lớn diện tích của tế bào. Màu của thể hạt ở các loài thuộc chi này th−ờng là màu xanh, nh−ng có một số ít có thể có màu đỏ (màu của sắc tố carotenoid hoặc xanthophylls). Tetraselmis lần đầu tiên đ−ợc sử dụng nuôi trồng đại trà năm 1980. Với ph−ơng pháp nuôi bán liên tục thì có thể duy trì thời gian sản xuất hơn 60 ngày. Tetraselmis là nguồn thức ăn có chất l−ợng cao cho ấu trùng của các loại nhuyễn thể nh− trai, sò, ngao, hầu…(Okubo, 2000).

* Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học của chi Chaetoceros và Tetraselmis

Năm 2001, Nguyễn Thị H−ơng nghiên cứu ảnh h−ởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể C. calcitrans Paulsen, (1905) nhập nội đ cho kết quả tảo sinh tr−ởng tốt trên môi tr−ờng F/2, TT3; độ mặn 25 - 30‰; hàm l−ợng Nitơ thích hợp cho tảo phát triển từ 9,69 – 12,69 mg/l; Phốtpho từ 0,86-1,36 mg/l; silíc từ 1,15-2,30 mg/l. Nh−ng theo nghiên cứu của Sontaya Krichnavaruk et al., (2005) cho thấy môi tr−ờng F/2 thích hợp cho C. calcitrans sinh tr−ởng có nồng độ Nitơ 14 mg/l; Phốtpho 1,2-2,4 mg/l; Silíc 3,2 mg/l; Vitamin B12 <1 àg/l; c−ờng độ chiếu sáng 400 àmol/m2s.

Đối với Tetraselmis tetrathele, theo kết quả nghiên cứu Jesse D. Ronquillo et al., 1997 đ cho thấy tảo sinh tr−ởng tốt ở nhiệt độ 25-300C; pH 8-10; độ mặn 30- 50‰. Và loài Tetraselmis chuii sinh tr−ởng tốt trong môi tr−ờng có độ mặn 30‰, nhiệt độ 300C (Vũ Dũng, 1998).

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài chaetoceros muelleri và tetraselmis sp phân lập tại việt nam với mục đích ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)