MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chiến lược (Trang 53 - 55)

- Mô tả tương la

1.MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN Môi trường bên trong

1.1. Môi trường bên trong

Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó.

Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình.

Lựa chọn các chiến lược để thực hiện Thiết lập mục tiêu dài hạn

Phân tích môi trường bên ngoài. Xác định cơ hội và nguy cơ Xác địnhlạimụctiêu kinhdoanh

Phân tích môi trường bên trong. Nhận diện những điểm mạnh/ yếu Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược

Đo lường và đánh giá việc thực hiện chiến lược Thiết lập mục tiêu hàng năm

Đưa ra các chính sách Phân phối các nguồn lực

Thông tin phản hồi

Hoạch định chiến lược chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá

Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao chép được) sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp.

1.2. Những vấn đề có liên quan

Phân tích môi trường bên trong nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Điểmmạnhlàđiềumàdoanh nghiệpđanglàmtốthaycácđặctínhgiúpdoanh nghiệpnângcaokhảnăngcạnh tranh.Điểmmạnhcóthểthể hiện ởcácdạngsau:

- Doanh nghiệp có những kỹnăng,kinhnghiệmhay cách làm đặc biệt - bíquyếtchếtạovớichiphíthấp, bí quyết để đạt được năng suất cao, quá trình R & D ngắn, bíquyếtcôngnghệ, sảnxuấtkhôngkhuyết tật,kinhnghiệmtrongviệccungcấpdịch

vụkháchhàngtốt,kỹ năngcải

tiếnsảnphẩm,cáckỹnăngthươngmạisảnphẩmquimôlớn,quảngcáokhuyếnmãiđộcđáo.

- Cácthế mạnh về cơ sở vậtchất-nhàxưởnghiệnđại,vịtríhấpdẫn, nguồn vốn dồi dào và nguồn nguyên liệu đầu vào vững chắc, có hệ thống phân phối và mối quan hệ rộng rãi trên toàn thế giới…

- Tàisảnnguồnnhânlựccógiátrị- có đội ngũ các nhà quản trị giỏi, gắn bó với doanh nghiệp, lựclượnglaođộngcó chuyên môn, kỹ thuật cao vá ý thức kỷ luật tốt,có văn hóa tổ chức tốt, có khả năng tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh tổng lực để vượt qua đối thủ cạnh tranh.

- Có những thế mạnh về tổ chức, quản lý - hệ thống quản trịchất lượng tốt, hệ thống kiểm soát sở hữu công nghệ, bản quyền, quyền khaithác, mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng, tài chính, sựtrungthànhcủakháchhàng…

- Tài sản vô hình có giá trị– hình ảnh nhãn hiệu, danh tiếng, lòng trung thành cao độ của khách hàng…

- Khả năng cạnh tranh – thời gian phát triển sản phẩm và thương mại hóa ngắn, nănglực chế tạo, mạnglướiđạilý,cácnhàcungcấpmạnh,…

- Giữ vị trí có lợi trên thị trường– có chi phí thấp hơn, sản phẩm tốt hơn, giữ vị trí dẫn đạo trên thị trường…

- Có thế mạnh về các mối quan hệ - các liên doanh, liên kết hoặc các mối quan hệ hợp tác dưới dạng khác với các công ty, tập đoàn có uy tín và tiềm năng trên thị trường quốc gia, khu vực và thế giới…

Điểmyếulànhững điểmmà doanh nghiệp đang bị thiếu sót,kémcỏihaynhững yếu tố sẽ

đẩy doanh nghiệp vàotìnhthế bấtlợi.Nhữngđiểmyếunộitạicủacôngtycócóthểbiểuhiện: - Thiếuhụtvềcáckỹnăngvàkinhnghiệmcạnhtranh quantrọng.

- Thiếucáctàisảnvôhình có giá trị,tàisảnvậtchất,tổchức,nhânsự,quantrọngcótínhcạnhtranh. - Yếu về khả năng tổ chức, quản lý.

- Không có nguồn cung ứng đầu vào vững chắc. - Hoạt động marketing yếu kém.

Cần lưu ý: điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp phải được xác định trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh: của doanh nghiệp là doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp. Có tác giả cho rằng: một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.

Lợi thế cạnh tranh bền vững: có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Cũng theo quan điểm lợi nhuận, người ta cho rằng: một doanh nghiệp được xem là có lợithếcạnhtranhbềnvữngkhinócóthểduytrìtỷlệlợinhuận cao hơn tỷ lệ bình quân của ngành trong một thời gian dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị chiến lược (Trang 53 - 55)