- Mô tả tương la
d. Mức độ lạm phát:
3.1.7. Môi trường toàn câu (Global environment)
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, không có một quốc gia, doanh nghiệp nào lại không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới, những mối quan hệ này đang hàng ngày hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tập và tác động lên doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ là khiếm khuyết, nếu phân tích môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp màlại chỉ giới hạn ở phân tích môi trường trong nước mà bỏ qua môi trường toàn cầu.
Môi trường tòan cầu bao gồm môi trường của các thị trường mà doanh nghiệp có lien quan. Khi phân tích môi trường vĩ mô của các tị trường này cũng cần phân tích môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự nhiên…Sự thay đổi trong môi trường toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ, trước đây, Cộng hòa Liên bang Đức là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì trong chiến lược tham giá chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp chỉ tính đến việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gia nhập chuỗi cung ứng của Đức, Nhật, Mỹ.Trong nửa đầu năm2009, Trung Quốc đãvượt Đứcvà trở thành nước xuấtkhẩu lớn nhất thế giới. TRong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, nghiên cứu và chuẩn bị cả điều kiện để gia nhập các chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi trường toàn cẫue được đặt ra ở những mức độ khác nhau tùy theo từng loại doanh nghiêp và mức độ hội nhập của chúng. Ở đây có thể chia ra hai loại:
1/ Đối với doanh nghiệp chỉ họat động ở thị trường trong nước: Đối với doanh nghiệp này cần nghiên cứu môi trường toàn cầu, vì:
- Tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt. Vì vậy, những thay đổi của môi trường toàn cầuchắc chắn sẽ tác động và làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh trong nước. Ví dụ, Thái Lan bị khủng hoảng chính trị, môi trường bất ổn là cơ hộicho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Hãng dệt Trung Quốc bị kiện bán phá giáở thị trường Bắc Mỹ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Ấn Độ thâm nhập thị trường này. Sữa Trung Quốc bị nhiễm melamin, tạo cơ hội lớn cho các công ty sữa lớn của Việt Nam tăng doanh thu và thu được lợi nhuận lớn.
- Trong nhiều trường hợp, mặc dù doanh nghiệpkhông trực tiếp quan hệ với thị trường nước ngoài, nhưng nó có thể quan hệ gián tiếp ở đầu vào hoặc đầu ra thông qua việc mua bán một loại vật tư thiết bị hoặc một loại sản phẩm nào đó qua một doanh nghiệp khác trong nước. Ví dụ, doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho các công ty xuất khẩu, thông qua nhà xuất khẩu các sản phẩm sẽ được bán ra nước ngoài. Khi nhu cầu đối với loại sản phẩm đó thay đổi thì bản thân doanh nghiệp sản xuất cũng bị ảnh hưởng.
Việc phân tích môi trường vĩ mô ở nước ngoài cũng thực hiện theo logic giống như phân tích môi trườngvĩ mô trong nước, nhưng cân ftập trung phân tích kỹ môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội, vì có thể có những khác biệt rất lớn so với môi trường trong nước.
Tuy nhiên tùy thuộc vào hình thức kinh doanh trên thương trường quốc tế, mà mức độ phân tích môi trường toàn cầu của các doanh nghiệp có khác nhau.