Tình hình nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009, vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện tiên du bắc ninh (Trang 31 - 34)

Việc xử lí hạt giống ñược coi là khâu quan trọng ñể phòng trừ dịch hại nói chung và bệnh hại cây trồng nói riêng, giúp cây con khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; ñôi khi việc xử lí hạt giống lại kích thích sự

nảy mầm của hạt. Có 3 phương pháp xử lí hạt giống là xử lí ướt, xử lí bán khô và xử lí khô (Trần Quang Hùng, 2001) [10], tuỳ từng loại hạt giống khác nhau, loại thuốc xử lí khác nhau mà lựa chọn phương pháp xử lí thích hợp như hạt cây ngũ cốc thường sử dụng phương pháp xử lí ướt (lúa, ngô...); hạt cây lấy dầu (ñậu tương, lạc) thường sử dụng phương pháp xử lí khô hoặc bán

ướt, có thể xử lí bằng nước nóng ở 54oC hoặc dùng nhiệt ñộ kết hợp xử lí nước nóng với nước muối hoặc sử dụng thuốc hoá học, chế phẩm sinh học, chế phẩm nấm ñối kháng T. viride.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ

bệnh hại còn ít. Theo Phạm Văn Lầm (1995) [12], các loài nấm thuộc giống

Trichoderma có tính ñối kháng với nhiều loài nấm bệnh gây hại cho cây trồng như: R. solani, S. rolfsii, Fusarium sp., Pythium.

Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại ñất và trong một số môi trường sống khác. Chúng hiện diện với mật ñộ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thểñược bổ sung vào trong ñất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ

hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi ñược dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ

phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt ñất. Nấm có thể tồn tại và còn hiệu lực cho

ñến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này. Hiện nay, nấm Trichoderma có ít nhất 33 loài (Dương Hoa Xô, 2008) [29].

Kết quả khảo sát hiệu lực của nấm T. viride với các isolate nấm S. rolfsii trên môi trường nhân tạo thấy rằng khi nấm T. viride có mặt trước nấm gây bệnh thì hiệu phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng hại ñậu tương ñạt 94,4%, và hại lạc là 85,5%. Còn khi nấm ñối kháng có mặt cùng hoặc sau nấm gây bệnh thì khả năng phòng trừ bệnh thấp hơn (ðỗ Tấn Dũng, 2006) [6].

Trong ñiều kiện chậu vại, T. viride có khả năng ức chế, kìm hãm sự

phát triển gây hại của S. rolfsii. Ở các công thức xử lí T. viride, tỷ lệ cây bị

nhiễm bệnh ñều thấp hơn các công thức ñối chứng. Hiệu lực ức chế cao nhất là 88,43% khi T. viride có mặt trước nấm S. rolfsii 3 ngày và thấp nhất là 34,42% khi xử lí T. viride sau khi lây nhiễm S. rolfsii 3 ngày. Sự có mặt của

T. viride trước nấm bệnh giúp chúng phát triển nhanh, mạnh ñể cạnh tranh, lấn chiếm sự phát triển của nấm bệnh ngay từñầu, do ñó hiệu quảức chế cao. Ngược lại khi T. viride có mặt cùng hoặc sau thì nấm bệnh có cơ hội phát triển cùng hoặc ñã phát triển ñược một thời gian, do ñó khả năng ức chế nấm bệnh kém hơn. Vì thế, ñể nâng cao hiệu lực của nấm ñối kháng nên xử lí trước khi trồng cây như xử lí hạt giống, ủ với phân chuồng trước khi bón vào ñất.

Trần Thị Thuần, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Văn Dũng (2000) [19], khi xử lí chế phẩm nấm ñối kháng T. viride vào ñất trước khi trồng ñã hạn chế ñược bệnh lở cổ rễ hại lạc và ñậu tương, hiệu quả phòng trừ ñạt từ 41,25 - 55,48%.

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Vt liu và ñối tượng nghiên cu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009, vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện tiên du bắc ninh (Trang 31 - 34)