PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 69)

II .TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO

PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc và vấn đề gia nhập WTO đã cho ta thấy tình hình hiện tại của nền kinh tế và vị thế của nó trên trường quốc tế:

+ Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện tại, Trung Quốc đang như một người khổng lồ vươn vai đứng dậy, phát huy mọi tiềm lực sẵn có, từ một nước chậm phát triển thành nước phát triển ở châu Á và đang vươn lên giành giật vị trí thứ hai với Nhật Bản.

+ Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc là sự phát triển ổn định và vững chắc; Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng sẵn có của mình, tương lai phát triển của Trung Quốc còn dài với tiềm lực hết sức to lớn. Trung Quốc đang vươn lên trở thành một hiện tượng của thế giới và người ta dự đoán rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc, điều này là có cơ sở.

+ Việc gia nhập WTO của Trung Quốc có tác động ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế - xã hội Trung Quốc nhưng nhìn chung tích cực là chủ yếu. Nền kinh tế đang dần tăng trưởng mạnh, đủ sức cạnh tranh với Nhật và vươn lên đối đầu với Mỹ, quan hệ kinh tế mở rộng là cơ sở để Trung Quốc thực hiện một nền kinh tế mở, phát huy nội lực và ngoại lực, tạo sức mạnh đẩy lùi dần mọi nền kinh tế khác. Những kết quả đã đạt được chứng tỏ việc gia nhập WTO có tầm quan trọng to lớn với nền kinh tế Trung Quốc và đây là một quyết định hết sức đúng đắn.

+ Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này. Đây cũng là cơ sở để phát triển mối quan hệ “láng giềng thân thiện, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa hai nước là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh những gì đã đạt được, bản báo báo còn những tồn tại: Sự khó khăn về nguồn tài liệu, thông tin, nguồn thông tin không đồng nhất với nhau, thời gian nghiên cứu ngắn, vấn đề rộng, sâu, hiểu biết chưa nhiều, còn nhiều thiếu sót trong trình bày.

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w