I. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP:
3. Quá trình đàm phán:
a) Đàm phán đa phương:
Đông gửi công hàm cho GATT, đề xuất việc Trung Quốc xin kí kết hiệp địnhchung về mậu dịch và thuế quan. Tháng 6/1987 GATT thành lập “Nhóm công tác về đơn vị các nước tham gia kí hiệp định chung của Trung Quốc “, mở đầu việc đàm phán gia nhập WTO. Từ 1986 đến nay Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mở cửa, cải cách thể chế mậu dịch, đàm phán với các bên kí hiệp định.
1. Những vấn đề chính trong đàm phán
+ Tư cách gia nhập WTO: Trung Quốc muốn gia nhập với tư cách một nước đang phát triển còn các bên đàm phán lại muốn Trung Quốc là nước phát triển. Mỗi tư cách đều có quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Khi là nướcđang phát triển Trung Quốc có thời hạn xoá khống chế đầu tư trong 5 năm, trợ giá nông phẩm là 10%, còn nếu là nước phát triển Trung Quốc chỉ có 2 năm để xoá khống chế đầu tư, trợ giá nông phẩm chỉ còn 5%, phải nâng mức đóng góp cho các tổ chức: IMF, WB,…Dù tổng GDP lớn nhưng GDP/người của Trung Quốc 2001 là 911,2 USD thấp hơn mức bình quân 20000USD của các nước phát triển. Vì vậy Trung Quốc gia nhập WTO với tư cách một nước đang phát triển.
+Vấn đề giảm thuế quan: qua nhiều vòng đàm phán mức thuế quan bình quân của WTO giảm 40% trước đây còn 6%. Cuối 1994 các bên đàm phán yêu cầu Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu từ 44,6% còn 8,96%. Hè 1997 yêu cầu giảm thuế của 4073 sản phẩm công nghiệp còn 6,9%, yêu cầu này là quá mức với Trung Quốc.
+Vấn đề phi thuế quan:WTO quy định các nước thành viên không được hạn chế số lượng nhập khẩu để bảo hộ sản phẩm trong nước. Hiện hàng dệt may là thế mạnh của Trung Quốc. Hoa Kì muốn kéo dài thời gian áp dụng hạn ngạch hàng dệt may với Trung Quốc vì áp lực hàng dệt may với Hoa Kì là rất lớn, mặt khác các bên lại muốn Trung Quốc bỏ lệnh cấm nhập khẩu dài hạn.
+Trong nông nghiệp: WTO yêu cầu Trung Quốc bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thừa nhận cơ chế cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm, bỏ trợ cấp xuất khẩu được Trung Quốc tuyên bố từ 1991. Năm 1997 Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ trợ cấp trực tiếp cho nông sản, nhưng theo đánh giá
1999 – 2000 ngô vẫn được trợ cấp 44USD/tấn. Theo WTO Trung Quốc phải mở cửa cho nhập hàng nông sản, đặc biệt là thịt và lúa mì từ Hoa Kì.
+ Việc mở cửa ngành dịch vụ: là vấn đề cốt lõi, WTO yêu cầu Trung Quốc mở cửa ngành dịch vụ cho đầu tư nước ngoài tự do xâm nhập, nhưng dịch vụ Trung Quốc chậm phát triển (35%GDP) nên mở cửa từng bước, thu hút đầu tư nước ngoài dưới sự chỉ đạo của trung ương.
Từ 1992 Trung Quốc đàm phán nhằm khôi phục lại địa vị tại GATT thông qua giảm thuế thêm 3371 hàng nhập khẩu. Năm1993 nhà nước điều tiết giảm thuế 2898 mặt hàng còn 35,9%. Năm 1996 giảm thuế 4000 mặt hàng còn 23% và huỷ hơn 2/3 giấy phép nhập khẩu.
Không phụ thuộc vào thời gian chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn cải cách, mở cửa hợp tác đa phương và song phương, nỗ lực đi đến một trật tự công bằng trong nền thương mại thế giới.
2. Những thoả thuận đạt được:
Qua các vòng đàm phán Trung Quốc cam kết tuân thủ các nguyên tắc chung của WTO:
+Không phân biệt đối xử, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các nước thành viên, các công ti nước ngoài vào Trung Quốc kinh doanh được hưởng quy chế giống các công ti của Trung Quốc.
+Bãi bỏ chế độ hai giá với hàng trong nước và hàng xuất khẩu, việc kiểm soát giá cả không được áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước.
+Sửa đổi dần luật trong nước cho phù hợp với quy định của WTO. +Không hỗ trợ xuất khẩu mà chỉ trợ giá tối đa 8,5% giá trị hàng nông sản.
+ Trong nông nghiệp: giảm thuế nông sản từ 30% còn 12%, thuế áp dụng với một số mặt hàng chính: thịt bò ( 45% còn 12%), thịt lợn(20% - 12%), gia cầm (20- 10%), cam quýt (40-12%), pho mát (50-12%), táo (30-10%), nho(40-13%). Một số sản phẩm “nhạy cảm”:lúa mì, ngô, gạo, bông, dầu, đậu được đăng kí hạn ngạch thuế dưới 10% khi khối lượng nhỏ. Hạn ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2000, năm 2004
hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng 7 triệu tấn lên 10triệu tấn, ngô từ 4 lên 7 triệu tấn, dầu đậu nành từ 2 lên 3 triệu tấn…
+ Hàng công nghiệp: giảm 1/3 thuế ô tô nhập khẩu, ô tô hơn 3000 phân khối giảm từ 80 còn 50,7%, dưới 3000 phân khối giảm từ 70 còn 43,8%. Hiện nay thuế xe hơi nhập khẩu là 80%, đến tháng 7/2006 còn 25%, và bỏ hẳn vào 2005.
+Trung Quốc vẫn duy trì thương mại hàng hoá với một số mặt hàng:Lương thực, thuốc lá, dầu ăn, khoáng sản và kiểm soát một số lĩnh vực vận tải và phân phối hàng hóa trong nước, sau 3 năm sẽ bỏ hết các hạn chế với các công ty nước ngoài.
+ Trong lĩnh vực năng lượng và dầu mỏ: Trung Quốc đồng ý mở nguồn dầu thô cho các tư thương giảm độc quyền mua bán dầu mở cửa phân phối bán lẻ dầu sau ba năm gia nhập WTO và cho các công ty nước ngoài có ít nhất 30% cổ phần ở mỗi trạm xăng dầu.
+ Ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh đồng Nhân dân tệ với các công ty Trung Quốc sau hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Khi đó các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 15% thị trường tiền gửi là ngoại hối, 10% là Nhân dân tệ; 20% tiền cho vay là ngoại hối, 15% là Nhân dân tệ.
+ Về phân phối, sau hai năm Trung Quốc gia nhập WTO các công ty nước ngoài có thể liên doanh bán buôn và giữ phần vốn lớn hơn đối tác Trung Quốc bỏ qua mọi giới hạn về địa lí, từ năm 2002 các công ty nước ngoài được lập hai liên doanh ở bốn thành phố mở cửa. Về bảo hiểm, các công ty nước có thể bán bảo hiểm thương mại và nhân thọ cho khách hàng Trung Quốc và từ năm 2003 có thể bán bảo hiểm y tế. Ban đầu đối tác nước ngoài có thể nắm 51% vốn đầu tư bảo hiểm, hai năm sau tỷ lệ này sẽ là 100%.
+ Về viễn thông, sau khi gia nhập WTO vốn của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng đến 25% và bốn năm sau là 49%. Các công ty nước ngoài có thể năm giữ ngay 30% dịch vụ Internet và truyền thông của các công ty Trung Quốc tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, sau hai năm mọi hạn chế về khu vực này sẽ được xoá bỏ.
khi gia nhập WTO.
+ Trung Quốc sẽ bãi bỏ hệ thống quản lý bằng hạn ngạch.
+ WTO công nhận Trung Quốc là thành viên với tư cách một nước đang phát triển.
Trong đàm phán với Mỹ và EU Trung Quốc đã nhượng bộ nhiều nhất trong hiệp định thương mại với Mỹ.
b) Đàm phán song phương:
+) Đàm phán Trung – Mỹ: đây là hai nước lớn nhất ở khu vực châu á - Thái Bình Dương và có khả năng trở thành hai cường quốc lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Sự tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới quan hệ hai chiều Mỹ – Trung, tổng kim ngạch buôn bán năm 2000 là 84 tỷ USD, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp hàng đầu những hàng hoá giá rẻ:hàng dệt, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng,…cho thị trường Mỹ, tiếp cận thị trường Trung Quốc cũng là mục tiêu hàng đầu của Mỹ. Năm 2000 Mỹ là chủ đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào Trung Quốc sau Hồng Công, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài, xâm nhập hơn 20 tỉnh thành phố của Trung Quốc ở các lĩnh vực: cơ giới, dầu mỏ, thông tin, hoá học, bảo hiểm, công nghiệp nhẹ,…Nhìn về lâu dài quan hệ Mỹ – Trung có nhiều tiềm năng phát triển.
Hai bên tiến hành đàm phán và ngày15/11/1999đã kí được bản hiệp định Trung – Mỹ với các nội dung:giảm thuế quan còn 17%, hàng công nghiệp giảm mức thuế còn 7,1%, hàng dệt may và bảo hiểm được Mỹ xoá bỏ hạn ngạch vào năm 2005, cho phép các công ty Mỹ nắm 50% cổ phần, và nắm 49% cổ phần trong điện ảnh, bỏ trợ cấp xuất khẩu, cho công ty nước ngoài sở hữu 33% cổ phần chứng khoán,…
+) Đàm phán Trung Quốc – EU: việc kí hiệp định thương mại Trung Quốc – EU: cho phép các công ty của EU nắm 49% cổ phần trong viễn thông và bảo hiểm tại Trung Quốc , ở các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, cắt giảm thuế còn 8%, EU được đưa 20% lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc, xoá bỏ mọi hạn ngạch xe hơi, cấp giấy phép bảo hiểm cho các hàng của EU.
+) Đàm phán Trung Quốc – Thái Lan: Trung Quốc dành ưu đãi về thuế quan cho Thái Lan trong thương mại, du lịch và dịch vụ, giảm thuế 136 mặt hàng của
Thái Lan, cho phép Thái Lan nắm 100% cổ phần trong dịch vụ sau 4 năm Trung Quốc gia nhập WTO, cho Thái Lan lập văn phòng hướng dẫn du lịch ở các thành phố lớn: Quảng Châu, Thượng Hải, Tây An,…
+) Đàm phán Trung Quốc – Mêhicô: Mêhicô cần 8 năm để xoá bỏ hạn ngạch 1000 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là hàng dệt may vì hiện tại hàng của Mêhicô không có khả năng cạnh tranh.
Quan điểm của Trung Quốc trong quá trình đàm phán là: bình tĩnh, kiên trì, biết nhượng bộ trên cơ sở những nguyên tắc nhất quán. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ coi trọng đàm phán với các đối tác lớn, xem nhẹ một số đối tác (Mêhicô) khiến họ tự ái, gây khó khăn để đạt đến kết quả cuối cùng.