Chăn nuôi ở Trung Quốc kém phát triển hơn trồng trọt, chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn, sản lượng gia súc đứng đầu thế giới do có nhiều đồng cỏ và bãi chăn thả tự nhiên, chăn nuôi chủ yếu theo kiểu du mục và bán du mục tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, chăn nuôi chủ yếu để lấy thịt, sữa.
Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới về số lượng bò: 108,3 triệu con, chiếm 8% thế giới (2003), sản lượng thịt bò:5880 nghìn tấn.
Trâu ở Trung Quốc được nuôi ít hơn bò: 22,8 triệu con, chiếm 13,4% thế giới, đứng thứ ba thế giới về sản lượng thịt trâu: 3863 nghìn tấn.
Lợn được nuôi nhiều do lương thực đã đáp ứng đủ nhu cầu của con người, số lượng và sản lượng thịt lớn nhất thế giới: 430 triệu con: 44,3 triệu tấn, lượng xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới:130 nghìn tấn (2003).
Cừu ở Trung Quốc cũng nuôi nhiều nhất thế giới: 143,8 nghìn con, sản lượng lông cừu đứng thứ hai thế giới: 305 nghìn tấn (2003).
Dê có số lượng nhiều nhất thế giới: 173 triệu con, chiếm 23,3% thế giới.
Gia cầm có số lượng lớn nhất thế giới:4,6 triệu con (chiếm 28,9%) do đã đảm bảo được lương thực cho người nên phần dành cho chăn nuôi rất đáng kể.
Ngành đánh bắt thuỷ sản cũng có sản lượng lớn nhất thế giới: 17,98 triệu tấn, chiếm 29,2% (2001) và có ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn nhất thế giới: 34,53 triệu tấn (2001).
Nhìn chung kể từ khi Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá, ngành nông nghiệp đã có nhiều bước chuyển biến lớn, từ một nước phải nhập nhiều lương thực Trung Quốc đã vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, nhiều nông sản xuất khẩu trở thành thế mạnh chủ yếu của nền nông nghiệp
Trung Quốc có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc có tiềm năng nông nghiệp lớn, lại có vị trí địa lí thuận lợi trong việc thu hút vốn, khoa học công nghệ, cùng với các chính sách quan tâm của nhà nước, khuyến khích nông nghiệp phát triển.