Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 59 - 64)

II .TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO

1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với Nhật Bản:

Nhiều người cho rằng Trung Quốc gia nhập WTO, Nhật Bản sẽ có thêm đối thủ nặng kí trên thương trường, nhưng lại là một thị trường làm ăn hấp dẫn. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều tranh chấp thương mại gay gắt, và điều này sẽ còn tiếp diễn do kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh có thể vượt Nhật Bản vào những năm 2015 – 2020.

1.1. Tác động đến vấn đề kinh tế:

a. Đến cơ cấu sản phẩm: vài năm gần đây hàng hoá của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường quốc tế và nổi lên như một “công xưởng” của thế giới, liên tục cho

ra các loại sản phẩm bình dân từ các ngành công nghiệp cần nhiều lao động đến các loại máy DVD, điện thoại di động, máy ảnh kĩ thuật số , các thiết bị công nghệ cao. Hiện Trung Quốc có hàng điện tử phát triển nhanh nhất thế giới, đuổi kịp Nhật Bản trong nhiều sản phẩm mới và là nước sản xuất máy tính cá nhân thứ hai thế giới. Diện hàng cạnh tranh Trung – Nhật ngày càng lớn. Sau khi nghiên cứu 10000 mặt hàng chế tạo thấy rõ, năm 1990 Nhật – Trung cạnh tranh trực tiếp chỉ ở 4,6% mặt hàng, năm 2000 lên tới 20,7%, đầu 2005 là 40%. Khi đó Nhật Bản muốn duy trì thị phần của mình chỉ bằng cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao.

b. Vấn đề giá cả: Trung Quốc có lợi thế so sánh rõ rệt: sở hữu thị trường lao động rẻ và đông nhất thế giới, nguồn tài nguyên phong phú trên diện tích đất rộng, giá đất thấp nên chi phí sản xuất thấp, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Khi có ưu đãi thuế quan của WTO, hàng Trung Quốc sẽ có sức cạnh tranh giá cả lớn hơn nữa và ngày càng có nhiều thị trờng (cả Nhật Bản). Với tốc độ tăng trởng kinh tế ổn định 7 –8 %/năm hiện nay, chính sách tăng cường hợp tác kinh tế với bên ngoài, khả năng sản xuất của Trung Quốc ngày càng mở rộng và hầu như không gặp trở ngại nào. Trung Quốc có điều kiện phát huy thế mạnh là xuất khẩu hàng chế tạo hàng loạt cần nhiều lao động và rẻ tiền: hàng điện tử gia dụng, giày dép, may mặc, tạo nên sức ép giá cả ngay trong thị trường trong nước của Nhật Bản, vị trí gần gũi giữa hai quốc gia này cũng là con đường để hàng Trung Quốc dễ xâm nhập vào Nhật Bản.

Người Trung Quốc biết nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, luôn tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với khách hàng bằng các công nghệ của Nhật Bản. Do vậy trong buôn bán với Nhật năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc được tăng lên đáng kể nhờ tận dụng những ưu đãi Nhật dành cho Trung Quốc với tư cách thành viên của WTO.

hơn trong lựa chọn hàng hoá. Hàng rẻ nhập từ Trung Quốc rất thích hợp với nhu cầu của người Nhật đang hạn chế chi tiêu trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn. Mỗi sản phẩm Trung Quốc đều gây sức ép lớn buộc các nhà chế tạo Nhật phải giảm giá thành, xây dựng các cơ sở ở Trung Quốc, và di chuyển các công nhân Nhật sang Trung Quốc hoặc thuê công nhân tại chỗ và giảm chi phí tiền lương bằng 1/10 hiện nay, dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp.

c. Vấn đề việc làm: Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật tăng lên:5,4% do sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu rẻ tiền từ Trung Quốc làm cho nhiều công ti Nhật bị phá sản vì vốn quen được chính phủ trợ cấp hào phóng nay không đ ược bảo hộ nhiều như trước nữa, lại không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Năm 2002 có 20052 công ti bị phá sản, ở tỉnh Gifu công ti dệt và gốm phải thu hẹp sản xuất còn 57% và 70% so với 1993 làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng.

1.2 Tác động đến quan hệ kinh tế Nhật Bản và các nước:

a. Trung Quốc gia nhập WTO tác động lớn đến thị trường ngoài nước của Nhật Bản . Thực tế nhiều sản phẩm của Nhật đang bị hàng Trung Quốc lấn át do phù hợp với tâm lý người Đông Nam á dùng hàng đẹp, rẻ, tiện dụng. Ví dụ: ở Indonesia thị trường xe máy lớn thứ 3 thế giới, xe máy Nhật đang phải cạnh tranh vất vả với Trung Quốc. Năm 2000 Trung Quốc đa vào thị trường 60 loại xe mới, rẻ, chiếm 1/5 thị trường nên Nhật Bản phải liên tục khuyến mãi và bảo hành để giành lại thị tr- ường, chỉ trong 2 năm 2001-2002 xuất khẩu của Trung Quốc vào Đông Nam á đã tăng 27% đạt 23,57 tỉ USD, riêng 2002 Trung Quốc chiếm 30% thị phần Tivi 29inch, 7,8% đĩa Video kĩ thuật số ở Malaixia. Ở Việt Nam xe máy Trung Quốc chiếm 7,5% thị phần, hàng Trung Quốc ngày càng lấn chiếm làm cho thị phần của Nhật Bản ngày càng giảm sút.

Hiện Trung Quốc đang xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN vào 2010. Đây là giải pháp để bù lại những tác động tiêu cực trước mắt khi họ gia nhập WTO và thành lập không gian kinh tế do Trung Quốc chi phối, gạt ảnh hởng của Mỹ, Tây Âu,Nhật Bản. Đây là thị trường rộng 1,7 tỉ người, đến 2010

mức thuế trung bình trong khu vực chỉ còn 0 –5 % và kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 55% tạo sự chuyển biến quan trọng mà Nhật cần phải xem xét.

Trung Quốc gia nhập WTO làm cho việc nhập khẩu hàng hoá của các nước vào Nhật cũng không dễ dàng khi phải cạnh tranh dữ dội với hàng cùng loại nhưng giá rẻ của Trung Quốc, thị phần của các nước ASEAN có xu hướng giảm nhường cho hàng Trung Quốc.

b. Đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài:

Hiện nay nhiều địa bàn đầu tư quan trọng của Nhật trong khu vực đang bị Trung Quốc tìm cách chia sẻ. Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN 1999 – 2000 tăng 50% từ 72 triệu USD lên 108 triệu USD, nhằm lập “cứ điểm tiêu thụ” đẩy mạnh bán hàng Trung Quốc (vào Inđonesia).

Để làm giảm nguy cơ khó khăn của hàng Nhật và giữ vị trí của mình, Nhật sẽ phải tìm cách mở rộng đầu tư nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ tại chỗ hoặc đầu tư vào Trung Quốc rồi xuất sang thị trường thứ 3.

Sự phát triển năng động của kinh tế Trung Quốc đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, trong đó có cả Nhật Bản, làm cho đầu tư của Nhật vào ASEAN bị giảm một nửa so với 1996. Trung Quốc đang mở rộng các hoạt động tài chính ra nớc ngoài, các ngân hàng Trung Quốc (BOC), đang mở rộng khắp Đông Nam Á làm cho ngân hàng Nhật gặp phải nhiều lúng túng.

1.3. Tác động đến quan hệ Nhật – Trung: a. Quan hệ thương mại:

Nhiều năm nay sự phát triển năng động của Trung Quốc và sức ép ngày càng mạnh của Mỹ đòi giảm thiếu hụt buôn bán với Nhật là nguyên nhân khiến Nhật h- ướng mậu dịch của họ về phía Trung Quốc. Dự báo kim ngạch buôn bán Nhật – Trung ngày càng tăng nhanh, năm 2002 là hơn 100 tỉ USD, chiếm 11,1% và Trung Quốc trở thành bạn hàng chủ yếu của Nhật, Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 9,9% lên 4979,3 tỉ Yên( vượt Mỹ), xuất khẩu tăng 32,3%. Hàng nhập của Nhật Bản

từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị văn phòng chiếm 33,5% và xuất sang Trung Quốc thiết bị điện, linh kiện điện tử, thiếu hụt mậu dịch của Nhật Bản với Trung Quốc giảm 13,5% vào 2002.

Nông sản là thế mạnh và chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản, việc giải quyết lại cuộc chiến tháng 4/2001 đang làm đau đầu giới thương mại Nhật Bản.

b. Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc: khi gia nhập WTO môi trường đầu tư vào Trung Quốc ngày càng hấp dẫn, do vậy Nhật ngày càng xâm nhập sâu vào nền kinh tế đang phát triển nhất thế giới này. Các nhà kinh doanh Nhật Bản sẽ sử dụng Trung Quốc như một địa bàn để sản xuất và xuất khẩu sang nớc thứ ba và tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc tăng 87% trong nửa đầu 2001 đạt 752 triệu USD. Trong đầu tư tài chính người Nhật đang chú ý đến thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của thị trường này ngày càng phát triển mạnh và hấp dẫn.

c. Tương quan kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng biến đổi: trong nhiều năm qua nền kinh tế Trung Quốc luôn trong tình trạng hưng phấn cao độ, từ 1991 đến nay Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái tồi tệ nhất từ sau chiến tranh. Đến cuối những năm 90 các nhà tư bản Nhật đã phải bán các công ti khổng lồ của mình cho các nhà tư bản Tây Âu- Mỹ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nhật ngày càng giảm, năm 2002 xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ vượt Nhật và là bạn hàng lớn thứ ba của Mỹ. Nếu kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiến triển như hiện nay thì Trung Quốc sẽ sớm thu hẹp khoảng cách với Nhật Bản. Cuối những năm 90 tỉ giá hối đoái của Trung Quốc chiếm 15% Nhật Bản, hiện nay đã lên tới 26%.

Sự trì trệ kinh tế Nhật Bản đã khiến tương quan sức mạnh kinh tế Nhật – Trung thay đổi đáng kể, những năm 60 người ta đi theo chương trình ”đàn nhạn bay” của Nhật Bản thì nay lại ngợi ca mô hình của Trung Quốc. Trung Quốc đang trở thành đại diện

cho tiếng nói của khu vực, vị thế thương mại, kinh tế, tiền tệ ngày càng được nâng cao, có tiềm lực kinh tế số 1 khu vực. Trung Quốc đã vươn lên, không chịu lép vế với Nhật Bản trong mậu dịch kinh tế đối ngoại, Trung Quốc trong tương lai sẽ dần trở thành trung tâm của khu vực thay cho Nhật Bản với sức mạnh đồng Nhân dân tệ đang lấn át dần đồng Yên.

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w