V. Những vấn đề cần giải quyết:
1. Quá trình phát triển của công nghiệp Trung Quốc:
Trung Quốc đã xây dựng được một nền công nghiệp lớn trong những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhiều ngành công nghiệp mới:hoá dầu, hoá chất, hàng không, nguyên tử, điện kĩ thuật, điện tử,…sản xuất trong các ngành công nghiệp cũ phát triển: than, điện lực, luyện kim, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. Trung Quốc có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp: số lượng nhân công trong công nghiệp lớn, đứng đầu thế giới về khai thác than, sản xuất sản phẩm chế tạo đơn lẻ( xe đạp, máy khâu,…) và các sản phẩm công nghiệp khác. Các thành tựu khoa học kĩ thuật cũng đã cho phép Trung Quốc chế tạo hệ thống tên lửa vũ trụ, phóng vệ tinh nhân tạo, tổng hợp hàng loạt các sản phẩm mới. Ngành công nghiệp nặng chiếm 3/5 công nhân của tất cả các ngành công nghiệp. Các ngành có tính quyết định tới sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiến bộ: chế tạo máy, hoá chất, điện, sản xuất 2/5 tổng sản lượng công nghiệp. Một phần lớn tổng sản phẩm được chế tạo ra bởi các ngành: than, dầu, quặng sắt, quặng kim loại màu và các nguyên liệu không phải là quặng. Ngành công nghiệp nhẹ có quy mô lớn. Cấu trúc vĩ mô của ngành công
nghiệp đang cố gắng để hoàn thiện, ở từng bộ phận của cấu trúc vĩ mô này lại có sự khác nhau.
Nền công nghiệp Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện và phát triển nhưng nó đã phải trải qua nhiều giai đoạnvà có những bước đi thăng trầm cùng với nền kinh tế, có thể chia làm 2 giai đoạn:
a. Từ 1949 – 1978: trước hiện đại hoá:
Sau khi thành lập (1949), Trung Quốc đã phục hồi các khu công nghiệp đã có ở vùng Đông và Đông Bắc. Nhìn chung đây là thời kì phát triển thăng trầm nhất, công nghiệp phát triển mạnh cả về lượng và chất trong những năm 50 (trước “đại nhảy vọt” 1958 – 1960) với tốc độ cao và sau đó đi xuống phát triển một cách trì trệ suốt thời kì dài 1958 – 1976 do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy ý chí “đại nhảy vọt” của cách mạng văn hoá.
Cuối giai đoạn này nền công nghiệp Trung Quốc bị suy sụp nghiêm trọng. Điều đó làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải nhìn lại nền kinh tế cuả mình để tiếp tục đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
b. Từ 1978 đến nay: thời kì hiện đại hoá:
Ngay sau khi Mao Trạch Đông ra đời, “bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt, Trung Quốc thực sự bước vào giai đoạn mới với đường lối đổi mới được đưa ra từ hội nghị toàn thể trung ương lần 8 (1978). Từ đó nền công nghiệp vượt qua giai đoạn trì trệ nhất, phát triển ổn định và vươn lên. Trong gần hai thập kỉ vừa qua công nghiệp Trung Quốc đã có những thay đổi lớn cả về thực lực kinh tế, cơ cấu kinh tế và trình độ sản xuất. Sản phẩm công nghiệp tăng ở tất cả các ngành, hình thành nhiều ngành công nghiệp mới có hàm lượng kĩ thuật cao (điện tử, hoá chất, cơ khí chính xác, hoá dầu, nguyên tử…). Các ngành đều thay đổi trang thiết bị và hiện đại hoá . Tuy nhiên Trung Quốc vẫn mắc phải một số khuyết điểm khi tiến hành hiện đại hoá: chú trọng nhiều phát triển công nghiệp nặng, xây dựng nhiều xí nghiệp khổng lồ, do vậy đến 1980 –1981 phải điều chỉnh lại kế hoạch.
nhằm sản xuất nhiều hàng hoá phục vụ thị trường trong nước với hơn 1 tỉ dân, phục vụ xuất khẩu và tạo ra máy móc hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
1. Hiện nay Trung Quốc đang khai thác những tiềm năng công nghiệp sẵn có. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch, sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo sự năng động cho các doanh nghiệp.
Trung Quốc tiến hành mở cửa, giao lưu với thị trường thế giới và cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là từ Hồng Công, Đài Loan tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất và rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách: mở rộng các lĩnh vực đầu tư, xuất- nhập khẩu, các chính sách quản lí mới với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,… năm 2003 số vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc là 60 tỉ USD.
Trung Quốc chủ động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp. Hội chợ thương mại hàng công nghệ giúp các nhà sản xuất bán chúng như mọi hàng hoá khác. Lĩnh vực chủ chốt đang được Trung Quốc quan tâm là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và chế tạo máy công cụ. Hiện Trung Quốc có hơn 100 công viên khoa học công nghệ với đầy đủ cơ sở hạ tầng, ưu tiên vay vốn nhập khẩu và ưu đãi về thuế, thu hút hơn 1 triệu lao động. Các công viên này thu hút Hoa kiều quay trở về nước và thu hút sự tham gia đầu tư của các hãng công nghệ cao của nước ngoài.
Sau hơn 20 năm tiến hành hiện đại hoá, bắt đầu từ 4 xí nghiệp tỉnh Tứ Xuyên, đến 2001giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1159 tỉ USD, giá trị tổng sản
lượng công nghiệp tăng 18,4% (năm 2003). Trình độ sản xuất ngày càng tăng: các ngành công nghiệp chế tạo kĩ thuật đạt hơn 500tỉ Nhân dân tệ, nhờ nhập khẩu thiết bị và kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài cho đến nay Trung Quốc đã có một số ngành có kĩ thuật công nghệ cao của thế giới, có khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm mới: máy cán khổ 1,7m, tổ phát điện 60 vạn KW, thiết bị xí nghiệp liên hợp gang
thép 2 triệu tấn/ năm, thiết bị sản xuất 30 vạn tấn amôniăc, thiết bị khai thác than lộ thiên 10 triệu tấn/năm, tầu chở hàng khối lượng hàng vạn tấn, … đạt tiêu chuẩn quốc tế.