II .TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO
1. Tác động đến vấn đề kinh tế:
Cuối 2001 Trung Quốc được kết nạp vào WTO, đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế. Xét về lâu dài việc Trung Quốc cắt giảm thuế quan, giải phóng thương mại và đầu tư, mở cửa cho nước ngoài tham gia vào các khu vực kinh tế trong nước,…sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng trước mắt Trung Quốc phải đứng trước nhiều thách thức trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, nông nghiệp… Sự gia nhập WTO có tác động rất lớn đến nền kinh tế:
1. Thay đổi cơ cấu sở hữu:
Trước sức cạnh tranh mạnh của hàng nhập khẩu, cơ cấu sở hữu ở Trung Quốc thay đổi, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang bị phá sản , trong đó doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn do kĩ thuật lạc hậu trình độ quản lý yếu kém nên các doanh nghiệp quốc hữu quy mô lớn thường tìm cách liên kết với công ti tư nhân trong nước làm ăn có hiệu qủa hoặc các công ti nước ngoài có kĩ thuật hiện đại. Những liên doanh này đang dần thế chỗ doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế(qua nghiên cứu 250 doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc hoạt động ở những thị trường có mức độ cạnh tranh khác nhau).
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc thu hút được nhiều vốn, kĩ thuật từ nước ngoài và chịu sự tác động mạnh mẽ của hàng nhập khẩu, do vậy năng suất lao động của Trung Quốc ngày càng gần với các nước tiên tiến, ví dụ: so sánh mức tăng năng suất lao động trong công nghiệp chế tạo của Trung Quốc và Mỹ từ 1952 – 1977 : tỉ lệ so sánh tổng giá trị gia tăng của Trung Quốc và Mỹ tăng từ 3% đến 27%, trong khi tỉ lệ tăng năng suất lao động từ 3đến 7%. Từ 1992 năng suất lao động Trung Quốc tăng nhanh, là kkết quả của cải cách và mở cửa nền kinh tế,theo đó Trung Quốc có điều kiện tiếp xúc và học hỏi công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại của nước ngoài.
3. Tăng xuất khẩu:
Cuối 2000, Trung Quốc chỉ có 17% thị phần trong thị trường quần áo thế giới, hơn nửa lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn gặp phải những hàng rào phi thuế quan: 1998 Mỹ và các nước châu Âu còn áp dụng các hạn ngạch mới với nhiều loại hàng của Trung Quốc: tơ lụa, giày dép, đồ chơi,…khi đã là thành viên của WTO, thị phần Trung Quốc trên thị trường thế giới tăng: hàng may mặc tăng từ 18 lên 44%, hàng dệt may tăng 8 lên 10%, hàng xuất khẩu nói chung tăng từ 4,6 lên 6,3%. Nguyên nhân là do việc cắt giảm bảo hộ với sản xuất trong nước làm tăng hàng nhập khẩu vào Trung Quốc, đồng thời tăng cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
4. Đổi mới hệ thống pháp luật:
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải chuẩn hoá hệ thống pháp luật hợp với nghĩa vụ của Trung Quốc với WTO: không phân biệt đối xử với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, xây dựng chế độ ngoại thương lấy thuế là công cụ chủ yếu. Trung Quốc còn phải cải tiến các thủ tục hành chính, không cấm đoán thương mại, áp dụng hàng loạt chính sách mới bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi của người tiêu dùng và công tác cứu hộ. Trong tương lai, khi nền kinh tế mạnh hơn, Trung Quốc còn phải tiếp tục đổi mới pháp luật, để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, hình
thành cơ chế quốc tế mới (cơ chế tiền tệ khu vực) và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế quốc tế.
5. Tiếp tục đổi mới chính sách:
Những cam kết về thuế quan, phi thuế quan, cho phép các tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh tế đang đòi hỏi Trung Quốc phải tiếp tục điều chỉnh nhiều chính sách hiện có, nhưng không nặng nề như trước vì những năm 90 Trung Quốc đã giảm đáng kể phạm vi nhiều loại thuế: hiện nay 3/4 hàng nhập khẩu vào Trung Quốc không mất thuế, sự tham gia của nước ngoài vào tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông,… đang làm tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc.
6. Thu nhập từ nông nghiệp giảm:
Nhìn chung về lâu dài nông sản Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhưng hiện nay nhiều nông sản Trung Quốc bị hàng nhập khẩu cạnh tranh khốc liệt. Thu nhập của nông dân giảm sút ở nhiều lĩnh vực và các vùng khác nhau trong cả nước với mức độ khác nhau: thu nhập từ nông nghiệp nhỏ hơn các ngành khác, thu nhập bình quân đầu người trong nông nghiệp vùng trung tâm nhỏ hơn vùng ven biển do nông dân ven biển chuyển từ hoạt động cần nhiều vốn sang hoạt động cần nhiều lao động: trồng cây ăn quả, trồng rau, chăn nuôi bò, lợn, thuỷ sản,…trong khi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các tỉnh nội địa rất khó thay đổi do diện tích đất canh tác quá nhỏ (0,137 ha/ người), trình độ kĩ thuật, cơ sở hạ tầng thấp kém.
7. Bất bình đẳng giữa các vùng:
Trung Quốc chia làm 3 vùng: duyên hải, nội địa, miền núi phía Tây. Các tỉnh của các vùng có mức thu nhập ngang nhau nhưng có sự chênh lệch về thu nhập rất lớn giữa các vùng. Vùng duyên hải và miền núi phía Tây có thu nhập khá ổn định nhưng mức thu nhập của vùng duyên hải cao hơn nhiều so với vùng núi phía Tây. Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người vùng nội địa lại rất mất ổn định.
nhưng mức độ khác nhau. Hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực miền Tây: xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, điều chỉnh kết cấu ngành nghề, đi sâu cải cách mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển giáo dục và khoa học kĩ thuật.
8. Nhiều hoạt động tài chính cần được đổi mới:
Trung Quốc cam kết cải cách tài chính sau khi gia nhập WTO: các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh tại các địa phương của Trung Quốc, không hạn chế người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, bảo hiểm tạo ra những ảnh hưởng tích cực: tăng tính cạnh tranh, có điều kiện để đổi mới và tăng nguồn vốn đầu tư, nhưng trước mắt những dịch vụ: ngân hàng điện tử giá rẻ, còn thua các ngân hàng nước ngoài vì thế yêu cầu đổi mới là cần thiết.