Tác động đến các vấn đề xã hội:

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 54 - 59)

II .TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO

2. Tác động đến các vấn đề xã hội:

1. Vấn đề lao động và việc làm:

Trung Quốc gia nhập WTO có tác động tích cực tới việc làm: Có nhiền việc làm được tạo ra và việc làm có chất lượng cao hơn, do đó nâng cao phúc lợi cho người lao động, nhưng tác động không đồng đều ở các ngành, các khu vực và các nhóm lao động. Một số ngành có xu thế thu lợi được nhiều hơn nhờ những lợi thế sẵn có như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn con người…

a) Tác động tới việc làm:

Việc làm là vấn đề xã hội phức tạp trong một nước có số dân đông nhất thế giới như Trung Quốc. Thời kỳ cải cách bắt đầu tiến hành đàm phán gia nhập WTO Trung Quốc đã tạo ra nhiều việc làm hơn với chất lượng cao hơn và có nhiều cải cách mang tính thể chế hoá trong hệ thống việc làm, việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thúc đẩy các xu hướng tạo việc làm và cải cách thể chế liên quan đến lao động mạnh mẽ hơn.

Hiện nay ở Trung Quốc việc làm được ví như một vấn đề sinh tử. Vì: Trung Quốc có dân số đông hơn 1,3 tỷ người, mỗi năm thu nhân một lực lượng mới khoảng 10 triệu người (tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 0,6%); lực lượng lao động tồn dư

trong nền kinh tế lớn do sự mất cân đối giữa sự phát triển dân số và cơ cấu ngành trước đây, ước tính 200 triệu người; số việc làm hàng năm tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong những năm đầu 1990, các xí nghiệp hương trấn chỉ thu hút 2,5 triệu lao động, nhưng cho đến những năm cuối 1990 các xí nghiệp này lại giảm lượng nhân công đang sử dụng. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức tăng liên tục từ 3,1% năm 1999 lên 5,0% năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 8 – 9%; chất lượng lao động thấp nên xuất hiện hiện tượng thất nghiệp mang tính cơ cấu: thừa lao động trình độ thấp và thiếu lao động trình độ cao.

Nhìn chung việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ giúp giảm sự căng thẳng về việc làm, nhưng trước mắt một số ngành và một số nhóm lao động sự cắt giảm nhân công có ảnh hưởng sâu sắc. Nhưng cơ hội tìm việc làm sẽ cao hơn trong vài năm nữa là khoảng 1,5 – 3,0% (khoảng 6-12 triệu).

Hiện nay việc tạo ra việc làm có kỹ năng thấp là rất quan trong vì hiện tại lao động tồn dư là do không có kỹ năng. ngành dệt, sau khi gia nhập WTO Ngành dệt có ưu thế nhất vì có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới và phát huy lợi thế so sánh của Trung Quốc, dự tính đến năm 2007 ngành dệt có khả năng sản xuất 15,7% và tăng xuất khẩu 33% so với năm 2002, tạo ra khoảng 2,8 triệu việc làm. Ngoài ra ngành trồng sợi công nghiệp, thêu ren, đồ da cũng có khả năng tạo nhiều việc làm do mở rộng sản xuất để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, nhiều ngành lại phải giảm nhân công: Sản xuất bia và thuốc lá do áp lực của việc mở rộng thị trường nên sẽ phải thu hẹp sản xuất 33,1% và 33% lao động trong vòng 5 năm.

Trong nông nghiệp việc nhập khẩu lúa mì khoảng 5 triệu tấn sẽ làm thiệt hại 5,5 tỷ Nhân dân tệ cho người nông dân; chỉ có hai phân ngành có tác động tích cực là ngành trồng sợi công nghiệp và chăn nuôi lấy thịt làm tăng 1% lao động kỹ năng thấp. Những phân ngành thu hẹp sản xuất và lao động lớn nhất là trồng hạt lấy dầu, mía đường, thu hẹp 7 – 8% lao động từ năm 2002 - 2007.

Các ngành công nghiệp và dịch vụ: Bưu điện, viễn thông, tài chính ngân hàng, sản xuất ôtô bị tác động mạnh do xoá bỏ các chính bảo hộ trong nước và mở rộng thị

trường cho nước ngoài buộc các ngành này phải cải tổ cơ cấu, giảm nhân viên để đảm bảo sức cạnh tranh (khoảng 2%), ngành sản xuất ôtô giảm khoảng 500 nghìn nhân viên và ở nhiều ngành khác là hoá chất (2%), sắt thép (2%), dịch vụ thương mại và các dịch vụ khác (2%).

Xu thế chung là số việc làm mới sẽ được tạo ra nhiều hơn so với việc làm bị cắt giảm bởi vì những ngành có khả năng mở rộng nhu cầu sử dụng lao động phổ thông có quy mô sử dụng lao động lớn (dệt, may mặc, đồ da, thêu ren) còn những ngành phải thu hẹp lao động có quy mô sử dụng lao động nhỏ.

b) Tác động đến các nhóm lao động:

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tạo ra nhiều việc làm mới song các nhóm lao động có phúc lợi thu nhập rất khác nhau, một số lao động có cuộc sống ổn định nhưng một số nhóm khác dễ bị tổn thương hơn và kéo theo nhiều hệ thống an sinh xã hội khác nhau.

Nhóm lao động phổ thông có cơ hội việc làm lớn do các ngành có khả năng tạo nhiều việc làm chủ yếu là ngành dệt, thêu ren, trong đó nhóm thành thị có xu thế hưởng lợi lớn hơn vì hầu hết việc làm mới được tạo ra ở khu vực công nghiệp quy mô lớn ở thành thị. Trong nhóm lao động không có việc làm ở thành thị, nhóm lao động bị thải hồi ít có cơ hội có việc làm do trình độ thấp, ít tiếp xúc với các hoạt động dịch vụ nên chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp.

Tiền lương của lao động đều tăng song mức tăng của lao động phổ thông ở thành thị cao gấp bốn lần ở nông thôn tạo nên sự chênh lệch lớn.

Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề lao động và việc làm là giảm các rào cản di cư lao động nông thôn – thành thị, điều chỉnh hệ thống phúc lợi an sinh xã hội chú ý tới quyền lợi của người nông dân, tăng đầu tư cho khu vực nông thôn, đặc biệt đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề.

2. Tác động đến vấn đề bất bình đẳng xã hội:

mức sống của người dân và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên mức độ phúc lợi ở các vùng có sự khác biệt rất lớn. Số liệu năm 1999, trong 16 ngành kinh tế quốc dân sự chênh lệch giữa mức tiền lương cao nhất và thấp nhất lên tới 245 lần. Nếu tính các loại thu nhập khác và tham nhũng thì còn cao hơn nhiều lần. Hiện này 50 người giàu nhất Trung Quốc nắm giữ 1/4 tài sản của cả nước và 1/10 dân số nắm một nửa tài sản tiết kiệm ngân hàng.

a) Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn:

Sau khi cải cách, mức độ phúc lợi mà người dân được hưởng từ thành tựu cải cách không giống nhau. Nhóm được lợi ít nhất là những người nghèo. Thời kỳ 1980 – 1999 thu nhập thực tế của 20% người nghèo nhất chỉ tăng được 2,52 lần so với mức tăng 3,49 lần của dân thành thị và nông thôn. Điểm xuất phát thấp công với mức độ gia tăng chậm hơn càng khoét sâu hố ngăn cách giữa nhóm người nghèo này và các nhóm dân số khác.

Trong thời kỳ 1988 – 1995 hệ số Gini tăng lên phản ánh mức độ bất bình đẳng giữa nông thôn – thành thị và trong cả nước tăng lên. Ở thành thị hệ số Gini tăng 0,1 trong gần 7 năm, cho thấy sự bất bình đẳng trong khu vực thành thị. Thu nhập ở thành thị cao hơn nông thôn 2,7 lần. Hiện nay, dân cư nông thôn chiếm khoảng 2/3 dân số cả nước nhưng chỉ tiêu dùng 1/3 số hàng hoá bán lẻ, do năng suất nông nghiệp thấp so công nghiệp, hơn nữa dân số tăng lên sự hạn chế chuyển dịch lao động nông thôn đã khiến cho số người làm việc trong nông nghiệp hiện nay (321 triệu năm 1999) cao hơn khi cải cách (298 triệu năm 1978), trong khi diện tích đất canh tác bị giảm do đô thị hoá nên năng suất giảm.

Nông thôn là nơi gánh chịu những ảnh hưởng của sự thất bại chính sách và thị trường. Ví dụ giá ngũ cốc giảm hơn 30% thời kỳ 1997 – 2000 gây thiệt hại lớn cho nông dân, việc đặt gánh nặng thuế lên nông dân cũng góp phần đáng kể thúc đẩy sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Tuy vậy, nông nghiệp ở Trung Quốc những năm 1990 được bảo hộ trong nước khá mạnh, giá của nhiều mặt hàng nông nghiệp: ngũ cốc, bông, đường, hạt lấy dầu

cao hơn thế giới từ 1/5 đến 2/5.

Khi gia nhập WTO Trung Quốc phải xoá bỏ mọi trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp và hạn chế bảo hộ trong nước 8,5% so với giá thành thấp hơn mức các nước đang phát triển khác được hưởng (10%). Điều này có tác động lớn đến thu nhập của nông dân do việc cải tiến cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng công nghệ mới chưa có kết quả cao.

Khu vực công nghiệp ít chịu tác động hơn, vì nhiều hàng chế tạo nước ngoài xâm nhập thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng không qua con đường hoàn thuế để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, đến năm 2005 mức thuế xuất nhập khẩu của hàng công nghiệp sẽ thấp hơn nông nghiệp (7% so với 17%). Như thế có nghĩa là trong vòng 3 – 5 năm tới nguy cơ kéo giãn khoảng cách thu nhập giữa công nghiệp và nông nghiệp là rất lớn, do đó nhóm lao động có mức lương thấp chủ yếu ở nông thôn, nên khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn.

b) Chênh lệch Đông – Tây:

Sự cách biệt thu nhập giữa miền Đông và miền Tây cũng đang tăng lên trong nền kinh tế Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng GDP theo đầu người tất cả các vùng thời kỳ 1980 – 1999 là hơn 8%/năm, cao hơn nhiều nước Đông Á. Tuy nhiên, có sự cách biệt giữa các vùng: Khu vực có tốc độ gia tăng GDP đầu người của miền Đông là cao nhất 10,1%, trong khi đó miền Trung và miền Tây có mức tăng chậm hơn 8,4 và 8,1%. Sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng và xuất phát điểm GDP của các vùng tạo nên cách biệt lớn. Năm 1999 GDP đầu người của miền Đông cao gấp hai lần của miền Trung và gấp ba lần miền Tây.

Khu vực miền Tây nghèo nhất, số người nghèo chiếm 10,5% dân số vùng Tây Bắc chiếm 17,5% dân số. Đây là vùng đồi núi đất đai kém màu mỡ năng suất thấp, có nhiều dân tộc thiểu số ngụ cư, tỷ lệ người mù chữ cao nhất cả nước nên là vùng nghèo nhất, trong khi khu vực miền Đông lại rất giàu có, tập trung 20 triệu xí nghiệp Hương trấn, số việc làm ở nông thôn ở miền Đông cao gấp 5 lần miền Tây tạo ra sự

vượt trội về thu nhập ở miền Tây.

Trung Quốc gia nhập WTO, sự chênh lệch tăng lên giữa các vùng do sự khẳng định khả năng phát triển mạnh mẽ ở khu vực miền Đông và sự nghèo nàn ở khu vực miền Tây. Khu vực miền Trung khá hơn miền Tây nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Khu vực nghèo miền Tây chịu nhiều tác động từ việc Trung Quốc gia nhập WTO. Do lợi thế đất đai rộng nhưng tiềm năng chưa được khai thác nhiều, đất đai kém màu mỡ sẽ nhận được nhiều đầu tư về phân bón với giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn và công nghệ mới. Tuy vậy, việc tận dụng cơ hội này còn phụ thuộc nhiều ở khả năng của nguồn nhân lực, nguồn tài chính. Xét khả năng thực tại của miền Tây, thấy họ không thật mạnh trong việc tận dụng các cơ hội này. Trong khi đó miền Đông lại có nhiều tiềm năng để tiếp tục vươn lên. Khu vực miền Đông công nghiệp phát triển với nhiều cơ sở công nghiệp vững mạnh. Việc Trung Quốc ra nhập WTO mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường giàu có Tây Âu và Bắc Mỹ và động viên mạnh mẽ được tiềm lực của miền Đông. Điều này sẽ làm tăng khoảng cách giữa miền Đông và miền Tây.

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w