Quá trình gia nhập:

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 45 - 46)

I. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP:

1. Quá trình gia nhập:

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được về kinh tế, Trung Quốc đã đàm phán để gia nhập WTO. Sau hơn 15 năm đàm phán ngày 10/11/2001 tại Đôha (Cata), hội nghị lần thứ 4 cấp bộ trưởng các nước thành viên WTO đã nhất trí thông qua ”Quyết định về việc Trung Quốc tham gia tổ chức thương mại thế giới”, với quyết định này Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO.

So với các nước khác quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc là hết sức phức tạp, khó khăn, kéo dài đến tận 15 năm. Điều này được lý giải như sau:

+ Trước đây khi gia nhập GATT các nước đang phát triển chỉ cần cam kết về thuế quan và phi thuế quan nên chỉ cần nhượng bộ nhỏ là được. Sau khi GATT đổi thành WTO phạm vi thảo luận được mở rộng từ thương mại hàng hoá sang thương mại dịch vụ, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động (gia nhập WTO như bắn vào một tấm bia di động – bản thân nó cũng luôn thay đổi).

+ Khi vòng đàm phán Urugoay đi vào thực tế, mức độ tự do hoá mậu dịch của các nước thành viên WTO càng cao hơn nên những yêu cầu của họ với Trung Quốc sẽ cao hơn. ví dụ: yêu cầu của EU (1992) hạn chế tối đa thuế nhập khẩu của Trung Quốc là 30%, năm 1993 nâng cao tiêu chuẩn, với hàng công nghiệp hạn chế ở mức 15-20%, hàng nông sản 20-30%, đến 1994 lại yêu cầu Trung Quốc giảm tổng mức thuế quan còn 8%. Khi đàm phán Trung Quốc luôn phải “leo thang” và càng đến đích bậc thang càng dốc đứng.

+ Ảnh hưởng của các sự kiện Thiên An Môn (6/1989), máy bay Mỹ ném bom vào đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư (1999), va chạm máy bay do thám Mỹ với máy bay Trung Quốc trên đảo Hải Nam (2001), làm cho quan hệ Mỹ – Trung và nước ngoài thêm căng thẳng.

+ Nhân tố chính trị: Trung Quốc là một nền kinh tế chuyển đổi, một thị trường khổng lồ, phát triển nhanh, vị thế của Trung Quốc trên thế giới ngày càng cao, các bên đối tác (Mỹ và EU) lo sợ Trung Quốc sẽ là đối thủ nguy hiểm của họ nên phải đàm phán kĩ để có những thỏa thuận chặt chẽ. Vì vậy bản nghị định thư về việc gia nhập Trung Quốc phải giải trình những nguyên tắc họ sẽ tuân thủ với WTO dài tới 11 trang trong khi các nước khác chỉ có 1,5 trang.

Một phần của tài liệu Gián án Nghiên cứu Trung Quốc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w