Gió bên tai, thổi vù vù. Đột nhiên, nỗi nhớ ập đến bên tôi. Lúc này tôi chỉ muốn nghe giọng của một người. Điện thoại mất sóng, tôi đứng trên đỉnh đèo thầm gọi tên Nguyên… Từ
Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao
chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 68 khi bước những bước chân đầu tiên thực hiện cuộc hành trình này, tôi dường như không liên lạc gì với Nguyên. Nhiều lúc nhớ Nguyên đến quay quắt nhưng không thể nhắn tin hay điện thoại cho Nguyên. Bởi trên đường đi, không lẽ vừa cầm điện thoại nhắn tin vừa bám theo đoàn. Hơn nữa, ban đêm, sự mệt mỏi kéo giấc ngủ đến lúc nào không hay. Nên lâu lâu, tôi mới nhắn tin hỏi thăm Nguyên, nhiều lúc cầm điện thoại trên tay mà rơi khi nào không biết. Muốn nói chuyện với Nguyên nhiều hơn nhưng sợ ảnh hưởng tới tốc độ của đoàn nên đành gác nỗi nhớ trong tim. Tôi biết, Nguyên cũng nhớ tôi nhiều lắm.
Bụng đói meo nhưng đoàn đi bộ cứ đi và đi, thỉnh thoảng chú Dũng nhắn tin lại “chưa lên tới đỉnh đèo đâu, bên này còn dốc cao hơn nữa”. Trời ơi. Choáng. Khi nào mới đi hết “con đường đau khổ” này đây. Mọi người mặt xanh lét vì đói và mệt.
Sáng sớm đi ngang qua mấy cánh rừng cao su dày đặc sương mù, cảnh đẹp như tranh vẽ. Dọc đường hầu như không gặp người, đôi khi có cảm giác rất sợ, mặc dù cảnh thiên nhiên ở đây thì đẹp tuyệt vời. Lúc khoảng 7 - 8 giờ sáng, khi còn sóng, người nhà điện thoại hỏi thăm xem có bị ảnh hưởng của bão không, đường có dốc không,… Hóa ra ai cũng “xạo” giống nhau khi trả lời người nhà rằng trời không mưa, đường hôm nay khá bằng phẳng, nắng nhẹ… Đơn giản là để mọi người ở nhà yên tâm.
Đến trưa, cuối cùng cũng lên tới đỉnh đèo, may mà ở đây có một tiệm tạp hóa nhỏ của người dân tộc, thế là phải vào nhờ họ nấu mì gói cho ăn. Tổng kết lại cả nhóm đã dùng hết 11 tô mì gói, 11 quả trứng, 2 đĩa trứng chiên, 6 ly café cho tỉnh táo, 2 gói bánh. Mọi người nghỉ vạ vật trên mấy cái ghế nhỏ rồi sau đó tiếp tục lên đường…
Lên đỉnh rồi đi xuống cũng chẳng thảnh thơi hơn, vì cả nhóm vừa đi vừa chạy mãi mà chẳng thấy chân đèo đâu. Trời dần buông xuống, chúng tôi bắt đầu lo lắng vì còn gần 20 km nữa mới đến được Khâm Đức dài hơn chục km so với số liệu mọi người có trước đó.
Xe đạp của Hiếu sau cú thử thách nghiệt ngã với mặt đường đã bị hư hại nặng nề nên cần được sửa gấp để ngày mai còn kịp lên đường. Chú Dũng và Hiếu đành phải vẫy tay nhờ xe tải chuyển dùm hai chú ngựa sắt về thị trấn cứu chữa.
18h30 trời bắt đầu nhá nhem, quãng đường còn khá xa để đến được Khâm Đức, chúng tôi quyết định đi nhờ xe để đến được đó trước khi bị cơn đói hành hạ cho kiệt sức. Nhưng lúc này không chiếc xe nào dừng lại cho chúng tôi quá giang cả. Theo tôi được biết, khi qua những đoạn đường vắng nhất là giữa rừng dừng xe lại lúc trời tối là cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi vừa đông, vừa lôi thôi lếch thếch nên có lúc nào bị nhầm với “cướp” không nhỉ? Không còn cách nào khác, ai cũng chỉ biết bước đi và bước đi theo quán tính. Vượng và anh Phương có vẻ lo lắng, riêng anh Cầu thì lại khá… lạc quan, vừa đi vừa hát, còn nói là “Như thế này mới vui chứ, cùng lắm thì 10-11 giờ đêm cũng đến nơi thôi”.
Trời lại dần tối hơn. Đang bước đi trong vô thức, thì gặp một anh nọ, ăn mặc khá lịch sự - nhưng nghe giọng nói lơ lớ không phải người Kinh - dừng xe lại hỏi mọi người đi đâu. Lúc này, vì đã bảo nhau trước, mấy anh em trả lời rất dè dặt, ai cũng mong là có một chiếc xe nào đó dừng lại cho mọi người đi nhờ. Anh ta cố gắng gượng hỏi nhưng mọi người không nói gì cụ thể cả. Sau mới thấy hối hận vì đã không tin vào những người tốt dọc đường.
Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao
chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 69 Đi thêm một quãng nữa, trời tối đen như mực, lại không liên lạc được với chú Dũng, 19 giờ kém 10, bốn anh em gặp một nhà dân bên đường và quyết định vào nói chuyện, định xin giúp đỡ. Tại đây, mọi người lại gặp anh chàng lúc nãy mới hỏi thăm một chú kiểm lâm. Lúc đó mới biết anh kia là trưởng công an xã này. Hỏi tiếp xem còn bao nhiêu nữa thì đến khu dân cứ, hai người bảo còn khoảng 1-2 km nữa là tới khu dân cư, và để tiết kiệm thời gian, mọi người chào cám ơn và định đi tiếp cho kịp. Thế nhưng, trong một giây bất thần, tôi chợt nhớ ra những lần trước người ta cứ bảo 1-2 km mà đi hoài không tới vì thế tôi quyết định nhờ anh công an chở tới trước để kêu thêm xe ôm quay lại.
Trời lại đổ mưa, anh công an bị ướt hết nhưng vẫn nhiệt tình nói chuyện và chở tôi đi. Lúc này thì những gì tôi phán đoán là đúng, khu dân cư gần nhất cách chỗ đó phải 5 km là ít. Tại đây cũng không có sóng điện thoại, tôi phải chạy vào trong một quán cơm điện thoại cho chú Dũng để hỏi địa chỉ nhà trọ ở Khâm Đức. Tìm quanh không còn xe ôm, cũng may anh công an đi qua mấy nhà dân tộc xung quanh đó hỏi giúp và một lúc sau quay lại cùng với một người khác. Thế là hai xe quay lại chở anh Cầu, Vượng, anh Phương chạy thẳng tới Khâm Đức. Nửa tiếng sau thì cả đoàn gặp nhau tại nhà trọ. Tất cả quần áo ướt hết sau cả ngày dầm mưa, tắm rửa xong, mọi người ăn một bữa cơm ngon lành. Kết thúc một ngày đáng nhớ vì gần như chắc chắn rằng từ đoạn này về đích không còn phải vượt qua cái đèo nào “ghê gớm” như đèo Lò Xo cả.
Chúng tôi trở về nhà trọ lăn tấm thân mệt nhoài xuống chiếu. Giấc ngủ hỗn độn kéo đến, nếu như không gặp anh công an ấy thì có lẽ còn lâu tôi mới được nằm trên chiếc giường êm ái này. Nhiều lúc chúng ta dường như quá dè dặt và cảnh giác với người lạ, khiến những điểm tốt đẹp của họ bị ta nghi ngờ. Dù đang vô cùng cần tới sự giúp đỡ của ai đó, nhưng thái độ e dè và sợ hãi làm chúng ta mất đi cơ hội. Thế nên, sau này, trên đường đi tôi sẽ không bao giờ nêu cao cảnh giác với bất kỳ ai gặp phải trên đường nữa. Biết đâu, họ là những vị “cứu tinh” của tôi lúc nguy cấp. Thực sự, tôi vô cùng cảm ơn anh nhờ anh mà chúng tôi đã về đến Khâm Đức Như dự kiến.