VƢỢT QUA THỬ THÁCH

Một phần của tài liệu theo dấu ước mơ - thanh minh (Trang 35 - 39)

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 36 Đã 2h đêm tôi vẫn ngồi vật lộn với bài tập giữa kỳ, vất vả nhét từng con chữ vào đầu. Cố lên, cố lên Tuấn ơi!

Vì mày đã leo lên lưng hổ rồi!

Hôm đó, vừa nhìn thấy Nguyên thì tim tôi đã đập liên hồi. Toàn bộ máu trong cơ thể dường như đã dồn cả vào tim, và thế là bộ não tội nghiệp của tôi trở nên bất động chẳng suy nghĩ được gì.

Tôi định nói gì với cô ấy nhỉ?

- Sao Tuấn lại ở đây? – Nguyên hỏi.

- Ừm… thì… tôi ấm úng.

Chẳng thèm nghe tôi nói hết câu, Nguyên nắm tay tôi lắc mạnh và nói:

- Tuấn học bên Ngân Hàng phải không? Nguyên có nghe Hùng kể là gặp Tuấn ở trong trường nhưng không gọi lại kịp. Trông Nguyên có vẻ rất vui vì được gặp tôi…

- Ừ, Tuấn học ở Thủ Đức… Hơi xa chỗ Nguyên đó... Tuấn ơi, mày định nói lời tạm biệt Nguyên mà. Nhanh lên, còn phải lên đường nữa!

- Sao Tuấn không thèm qua thăm Nguyên? Hay là ham học quá nên chẳng để ý gì bạn bè nữa? Hihi chắc giờ này Tuấn “làm trùm” trong lớp rồi phải không? Trước giờ Tuấn có chịu nhường hạng nhất cho ai đâu!

Nguyên cứ liến thoắng chẳng cho tôi chen vào được câu nào. Cô ấy không thay đổi gì cả, vẫn như tôi hình dung…

- Tuấn biết không, mỗi lần thấy ngán mớ bài vở của mình, Nguyên lại nhớ về những ngày mình học lớp 12. Tụi mình đã rất cố gắng để thi đậu, Tuấn và Nguyên đã ôn bài khó khăn như thế nào, Tuấn đã hướng dẫn Nguyên giải đề toán ra sao… Những điều đó giúp Nguyên lấy lại tinh thần và tiếp tục học tập. Cũng nhờ có Tuấn đó!

Nguyên tiếp tục nhìn tôi bằng ánh mắt sáng lấp lánh.

Tôi chợt nhận ra… mình không thể nói sự thật với cô ấy. Không thể để đôi mắt sáng kia nhìn tôi với vẻ thất vọng và coi thường. Tôi đã không đủ can đảm để đối mặt với tội lỗi của mình, nên tôi chọn cách ra đi. Nhưng tôi lại càng không có can đảm phá vỡ hình ảnh của mình trong mắt Nguyên. Tuấn à, mày đúng là đồ ngốc.

- Tuấn cho Nguyên số điện thoại đi, để khi nào Nguyên “bí” quá sẽ chạy sang thỉnh giáo Tuấn chuyện bài vở. À, Tuấn còn phải mời Nguyên một buổi cà phê ở Hàn Thuyên nữa chứ nhỉ? Nguyên nhớ ngày xưa…

Tôi bị cuốn vào câu chuyện của Nguyên, để mặc cho câu chuyện càng ngày càng xa mục đích ban đầu. Chẳng biết bằng cách nào, khi nói lời tạm biệt Nguyên thì tôi đã trở thành “một sinh viên gương mẫu, có phương pháp học tập tốt, được bạn bè yêu mến và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa.”

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 37 Vâng, là tôi đấy.

Mất nửa buổi suy nghĩ, tôi đánh bạo trở về để cầu xin ba mẹ tha thứ cho tôi. Lần này, tôi biết sẽ khó khăn hơn lần trước vì giờ đây tôi đã làm ba mẹ thất vọng hoàn toàn. Ba muốn tôi học thành tài, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng với bảng điểm bê bết cộng với thái độ học hành đối phó tôi đã trở thành sinh viên cá biệt đến nỗi nhà trường gửi thông báo cảnh cáo về tận nhà. Chắc hẳn ba mẹ tôi đau lòng lắm, tôi đã hứa gì nhỉ? Khi bắt đầu cuộc sống sinh viên, tôi đã trấn an ba mẹ bằng những lời hứa chắc nịch, rằng con sẽ dẫn đầu lớp, sẽ học hành và rèn luyện thật tốt. Nhưng, giờ đây, cái mà tôi đem lại cho họ chỉ là sự xấu hổ, nhục nhã khi đứng trước bà chủ nhà để nghe những lời ca thán về tôi. Tôi phải trở về thôi, phải làm được những lời tôi đã hứa cùng ba mẹ. Tôi phải lấy lại niềm tin ở ba mẹ và những người xung quanh.

Không phải là tha thứ hoàn toàn, mà là “ghi sổ” để xem thái độ của tôi ra sao – ba đã nói vậy. Ba mẹ ở lại thành phố một tuần để làm việc với nhà trường, và giám sát tôi. Đích thân ba tôi nhìn tôi vứt bỏ toàn bộ đồ đạc trong game sau đó làm thủ tục xóa tài khoản. Ba đưa đón tôi đi học mỗi ngày để chắc chắn rằng tôi không “tái nghiện” ở một hàng game nào đó. Mẹ đã trả trước tiền nhà trọ đến tháng 6 cộng với tiền ăn ngày 2 bữa và giao luôn cho chủ nhà trọ quản lý tiền tiêu vặt hàng tháng của tôi. Mỗi tháng mẹ sẽ xuống thăm tôi một lần xem tình hình “tự giáo dục” của tôi đến đâu. Tôi cực kì xấu hổ, nhưng đành chấp nhận sự quản lý của ba mẹ. Bản thân tôi cũng mong sự quản lý này sẽ giúp tôi tránh xa những thói quen cũ. Vì tôi còn có một mục tiêu quan trọng hơn.

Tôi phải trở thành cậu bạn lý tưởng với Nguyên để có thể tự tin gặp lại cô ấy.

Tiếp tục học thôi.

Trở lại trường học, bắt đầu lại những thói quen cũ không phải là chuyện đơn giản. Có những môn học khó hiểu và ngán ngẩm đến tận cổ, lại có những môn khô khan, nghèo nàn thiếu đi sự hấp dẫn cùng với cách trình bày của các “chuyên gia gây mê” chỉ khiến cho tôi chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn, bên cạnh đó, có môn chỉ toàn là những kiến thức lỗi thời, không còn phù hợp với nhịp sống hiện đại. Những bài học Kinh tế lượng, Lý thuyết kinh tế hay Kinh tế chính trị toàn là những câu từ khó hiểu, dài dòng làm tôi chỉ muốn lao đầu vào màn hình máy tính, ngắm nhìn “bé Tiên Nữ” xinh đẹp của tôi.

Giờ học ở trường, khi thì bắt đầu từ 6h30, khi lại kéo dài cả ngày khiến chúng tôi vừa học vừa phải khổ sở chiến đấu với cơn buồn ngủ. Đôi lúc tôi muốn bỏ ngang, không học nữa. Nhưng nhớ lại những gì đã hứa với ba mẹ, với bản thân, tôi lại cố gắng chống chọi đến cùng với “cơn chán” của mình. Tôi quyết không quay lưng bỏ chạy như trước nữa. Những tin nhắn thi thoảng Nguyên gửi cho tôi càng giúp tôi có thêm động lực.

Nhiều lúc tôi cảm thấy cực kỳ chán nản. Mẹ hàng tháng vẫn xuống thăm tôi, đem cho tôi cái này cái nọ, khiến cho tôi không thể phụ sự yêu thương của ba mẹ. Nhìn băng rôn treo đầy đường tôi lại hồi tưởng đến quãng thời gian làm cao thủ danh chấn thiên hạ. Những ngày tháng sống trong ảo ảnh mà tôi cứ ngỡ như mình đang sống ở hiện tại. Để rồi nhận được chỉ là cái nhìn đầy thất vọng của mẹ cha. Những ham muốn tầm thường lại len lỏi trỗi

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 38 dậy, tôi phải cố hết sức mới bước qua được tiệm nét bên kia đường. Cứ như thế, hai tháng sau, tôi đã có thể hiên ngang bước qua nó mà không còn sợ chân mình đi lạc. Tôi đã hình thành một thói quen mới.

Dĩ nhiên, không phải cứ cố gắng là làm được. Sự cố gắng càng lớn cũng có thể kéo theo thất vọng càng nhiều khi kết quả đạt được chẳng như kỳ vọng. Kỳ thi giữa kỳ môn Kỹ năng học tập và nghiên cứu khoa học tôi chỉ được 6 điểm. Không phục chút nào, tôi đánh bạo lên xin thầy cho xem lại bài thi của mình. Và lý do của con 6 là: lạc đề, không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Đó là môn tôi bỏ ra một tuần liền để học, nhồi nhét cả quyển sách dày cùng với mớ tài liệu tham khảo vào đầu. Có những đêm thức học bài, vừa học vừa gật gù vì buồn ngủ mà chẳng dám bước lên giường. Tôi tự hỏi mình, vì sao lại như thế. Trong khi đó, anh bạn ngồi kế bên tôi lại được 8 điểm lận. Mà nhân vật này cũng học hành theo kiểu tài tử chứ chẳng chăm chỉ gì. Anh ấy là Cang, lớn hơn bọn tôi đến 2 tuổi. Vì phải vừa học vừa làm, nên anh Cang toàn vào lớp theo kiểu đi muộn về sớm, môn nào kẹt giờ làm thì cúp toàn tập.

“Nếu quyết tâm, khó khăn chẳng là gì. Hãy biến ƣớc mơ thành động lực để phấn đấu.” động lực để phấn đấu.”

Mất vài ngày suy nghĩ, tôi quyết định hỏi thăm anh Cang về cách học hiệu quả. Ban đầu, anh chỉ cười cười bảo tôi “May mắn trúng tủ ấy mà”. Có lẽ anh ấy nghĩ tôi chỉ hỏi xã giao, hoặc ghen tị so đo điểm số. Tôi đành nói thật:

- Chắc chắn anh có cách học bài tốt hơn em, anh chỉ dùm cho em với. Học kỳ trước điểm em rất thấp, lại bị mất căn bản về kiến thức. Nếu cứ như thế này, ngay cả điểm học kỳ 2 cũng chẳng cao hơn được bao nhiêu. Em không muốn làm ba mẹ thất vọng.

Nhìn tôi có vẻ… rất tội nghiệp, nên sau một chầu cà phê anh đồng ý chỉ tôi bí kíp học “thần tốc”. Anh nói:

- Anh hay cúp học như thế này chỉ là bất đắc dĩ thôi. Nhà đông anh em quá nên lên Sài Gòn anh đành phải tự nuôi thân, anh phải vừa phụ quán café và vừa làm gia sư thì mới đủ sống. Có nhiều môn thèm đi học lắm, nhưng bận việc nên đành phải nghỉ. Những đứa như bọn anh thường đùa nhau “mê chữ” nhưng “tiền gọi” thì phải đi. Em không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền là có điều kiện để học tốt rồi. Sau này phải có điểm cao hơn anh mới bỏ công anh hướng dẫn em, hiểu chưa?”

Thấy tôi gật đầu lia lịa, anh Cang bắt đầu chia sẻ cho tôi những bí kíp học nhanh, học chất lượng mà anh đã thu thập được. Đúng là có những điều tuy đơn giản, nhưng lại tạo nên hiệu quả rất lớn. Thật thú vị. Bí kíp của anh chỉ có 3 bước:

“Đầu tiên, phải nhớ là học tập cũng cần “mánh”. Mánh ở đây là dù bận đến đâu, thì vẫn phải cố gắng đi học vào những buổi quan trọng . Đi học như thế để biết được môn học đó cần tham khảo tài liệu gì, yêu cầu cần đạt trong bài thi… Đó là cách học để đạt điểm 6, 7 thôi. Nếu muốn cao hơn em phải “cày” nhiều hơn nữa. Cách học thông minh là biết tập trung thời gian vào những phần quan trọng của môn. Nói nôm na là phải “nắm phần xương sống”,

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 39

rồi khi làm bài thì tùy tình hình mà vẽ vời thêm hoa lá cành cho thêm phần phong phú”. Không ai có thể nhét được hết 500 trang tài liệu vào đầu nên em phải biết mình cần học kỹ phần nào, bỏ qua phần nào. Anh Cang chia sẻ với tôi bí kíp đầu tiên.

Tôi ghi chép cẩn thận những gợi ý của anh và tranh thủ đưa vào những ví dụ gần gũi với mình để nhớ lâu hơn. Chờ tôi dừng bút, anh nói tiếp:

“Nếu em chịu khó để ý, sẽ thấy sau buổi học tuần trước anh và vài người nữa ở lại lớp để trao đổi bài vở. Đó là cách ôn bài theo nhóm của bọn anh, hội những người lúc nào cũng bù đầu vì công việc. Bọn anh có rất ít thời gian, nếu mạnh ai nấy ôn thì tất cả đều mệt mỏi, nản chí. Khi học không kịp thì sẽ có tình trạng ôn tủ, bị tủ đè xem như đóng tiền học lại. Nếu chia bài ra để học sẽ nhẹ nhàng hơn. Tối gọi điện nhắc nhau học bài, cùng thảo luận bài vở cũng vui lắm. Thêm người thêm sức, thêm động lực mà. Mỗi môn bọn anh phân nhau mỗi người một chương, tập trung soạn những ý chính và trả lời câu hỏi của chương đó. Sau đó trao đổi với nhau, cùng ngồi lại học chung một buổi. Vậy là coi như ai cũng được ôn tập nội dung của cả môn rồi. Nhóm anh có 5 người, thì có hai người được 8, 2 người 7.5 và một người được 9 điểm. Không tệ, đúng không? ”

Anh còn chỉ cho tôi những kiến thức cơ bản để làm việc nhóm và khuyên tôi nên nghiên cứu thêm ở một vài quyển sách. Nghe anh nói, mọi việc có vẻ thật đơn giản và dễ thực hiện. Tôi tự nhủ, mình sẽ thử cách này ngay hôm sau.

Cuối cùng, anh nói “Điều thứ ba, gọi là bí kíp thì không đúng. Coi như anh chia sẻ với em vậy. Muốn thi tốt, thì trước tiên phải có tâm thế thoải mái tự tin. Em càng lo lắng, hồi hộp thì kết quả càng tệ. Anh thấy em thường tự dồn ép bản thân mình, tự tạo áp lực cho mình. Rồi đến khi không được như ý, em lại thất vọng chán nản. Như vậy không phải là cách hay đâu. Kết quả thi là quan trọng, nhưng hãy coi sự học là một niềm vui, một niềm may mắn trước đã. Em cứ cố hết sức mình, thì điều tốt sẽ tự nhiên đến thôi”

Trở về nhà và ngẫm nghĩ lại những gì học được, tôi thầm cảm ơn anh. Những điều anh chỉ cho tôi, tuy đơn giản nhưng lại giúp tôi nhìn nhận lại mình rất nhiều. Nhất là điều thứ ba. Trước giờ tôi thường nghĩ rằng mình phải cố gắng học vì ba mẹ, vì danh dự bản thân chứ không phải vì “tìm thấy niềm vui trong học tập”. Được học là một điều may mắn. Vậy thì phải học một cách vui vẻ và thoải mái, không sợ sai lầm và thất bại. Tôi bất giác mỉm cười. Nỗi muộn phiền vì con điểm kém hình như đã bay đi mất.

Nếu học chỉ để đạt điểm cao thì tôi chẳng thu được kiến thức gì bổ ích cho mình. Học là để hiểu chứ không phải để vượt qua tất cả các môn và cầm tấm bằng ra trường.

Một phần của tài liệu theo dấu ước mơ - thanh minh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)